Tăng Like Facebook miễn phí, Trao Đổi  Tăng Like,  Subscribe
PlayTogetherĐăng nhậpĐăng ký

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

๖ۣۜKu•๖ۣۜMa
  • Member

๖ۣۜKu•๖ۣۜMa

Member




arvis ngồi trên chiếc ghế bành của con, còn bà vợ và nàng dâu trở về nhà ông bà Harrison. Sách, sách, và sách nữa, chưa thấy nhà nào có nhiều sách như vậy. Trên bàn la liệt giấy tờ, thư từ và sách nữa.
“ Thưa ông Jarvis, xin mời ông lại diễn thuyết tại Giám lý hội (1) Parkwold”
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi lấy làm hân hạnh được ông lại diễn thuyết ở câu lạc bộ Thanh niên Anglican Sophiatown”
“Thưa ông Jarvis, xin mời ông quá bộ lại tham dự cuộc thảo luận ở Đại học….”
Không ông Jarvis không thể lại diễn thuyết ở một nơi nào cả.
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi hân hạnh mời ông lại dự buổi họp hàng năm của hội Ki Tô và Do Thái…”.
“Ông bà H.B. Singh hân hạnh mời ông bà Jarvis lại dự tiệc cưới con gái đầu lòng của chúng tôi, cô Sarajini”
“ Xin mời ông bà Jarvis quá bộ lại dự dạ hội Toc. H ở thung lũng Van Wyk, cho buổi dạ hội được thêm long trọng…”
Không ông Jarvis không thể nhận những lời nhã nhặn đó được.
Trên tường bên cạnh các tủ sách, treo ba tấm hình: hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà trắng ở Vergelegen và bức tranh vẽ một phong cảnh đồng cỏ mùa đông, lơ thơ mấy gốc liễu trụi lá bên dòng nước.
Ông Jarvis đứng dậy bước lại nhìn các tủ sách. Riêng về Abraham Lincoln đã có mấy trăm cuốn. Một người mà sao có thể làm đề tài cho bấy nhiêu tác phẩm, chứa đầy một tủ sách. Một tủ nữa chứa các sách về Nam Phi: cuốn Tiểu sử Rhodes của Sarah Gertrude Millin, cuốn về Smuts cũng của nữ văn sĩ đó, cuốn Tiểu sử Louis Botha của Engelenburg, rồi các sách nghiên cứu về các vấn đề chủng tộc, về loài chim Nam Phi, về Kruger Park và vô số các sách khác nữa. Một tủ thứ ba đầy những sách viết bằng tiếng Afrikaans, nhưng đọc nhan đề ông chẳng hiểu gì cả. Rồi đây nữa sách về tôn giáo, về Nga Sô, về vấn đề phạm pháp, về tội nhân, có cả những tập thi tuyển nữa. Ông kiếm Shakespeare. Có cả Shakespeare.
Ông trở về ngồi ở chiếc ghế bành, ngắm nghía hồi lâu bức hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà Vergelegen và tấm tranh vẽ cành liễu bên dòng nước. Rồi ông kéo mấy tờ giấy lại gần.
Tờ thứ nhất là một bức thư của người thư ký câu lạc bộ Thanh niên Phi ở Claremont, đường Gladiolus gởi cho con ông, tỏ ý tiếc rằng con ông không lại dự buổi hội họp hằng năm được, và báo tin rằng con ông lại được bầu làm Hội trưởng một khoá nữa. Cuối thư có đoạn cú pháp kỳ cục này:
“ Cuộc họp hằng năm giao cho tôi cái việc mừng ông về điều đó, và đa tạ ông rất nhiều về tất cả thời gian ông đã hội họp với chúng tôi, về các vật mà ông đã tặng cho Hội. Nếu không có ông dự thì Hội này làm sao mà tổ chức được, đó là điều bí mật mà đa số chúng tôi không hiểu. Vì vậy chúng tôi nhất định bầu ông làm Hội trưởng một khoá nữa.
Tôi xin lỗi ông vì dùng tờ giấy này, nhưng xấp giấy viết thư của Hội chúng ta đã bị mất rồi do những hoàn cảnh bất ngờ.
Tôi xin trân trọng chào ông.
Washington Lefifi ” (2)
Còn tờ giấy kia có nét chữ của con ông. Chắc là những đoạn trong một bài hoặc một cuốn nào đó, vì hàng đầu là cuối một câu và hàng cuối là một câu còn dở dang chưa hết. Ông tìm không thấy những trang còn thiếu, bèn đọc những trang đó vậy:
“ Có thể chấp nhận được. Việc mà chúng ta đã làm khi tới Nam Phi có thể chấp nhận được. Phát triển những nguồn lợi lao của ta nhờ nhân công tại đó, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Dùng những người không chuyên môn vào một công việc không chuyên môn là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng lấy cớ là những việc không chuyên môn, mà không đào tạo những thợ chuyên môn thì là điều không chấp nhận được.
“ Khi chúng ta tìm thấy mỏ vàng, phải kiếm nhân công cho mỏ, đó là điều chấp nhận được. Lúc đó lập trại cho thợ mỏ, bắt vợ con họ phải ở xa châu thành, là điều có thể chấp nhận được. Chấp nhận được vì hồi đó chúng ta chưa biết gì cả và chúng ta còn thí nghiệm. Nhưng ngày nay chúng ta đã hiểu biết rồi thì điều đó không thể chấp nhận được nữa. Khi chúng ta biết rằng như vậy, là làm gia đình họ tan tành, mà chúng ta vẫn tiếp tục làm thì điều đó không sao chấp nhận được.
“ Nếu có sự thoả thuận của thợ thuyền, thì sự khai thác tài nguyên là điều chấp nhận được. Nhưng khai thác mà làm hại cho thợ thuyền, thì là điều không thể chấp nhận được. Không thể chấp nhận được cái việc đào vàng, chế tạo sản phẩm, hoặc cấy cầy ruộng đất, nếu việc khai thác, chế tạo, trồng trọt đó cần có một chính sách duy trì cảnh khốn khổ của thợ thuyền. Không thể chấp nhận được sự gia tăng tài sản của một số người, nếu họ chỉ có thể làm giầu trên lưng người khác. Sự thực chỉ có một danh từ để gọi các hành động ấy, danh từ “ bóc lột ”. Cái đó có thể chấp nhận được hồi chúng ta mới tới xứ này, vì lúc đó chúng ta không thể lường được, sự bóc lột đó đã làm cho đời sống cộng đồng của dân bản xứ tan nát ra sao, đời sống gia đình của dân bản xứ trụy lạc ra sao, họ hoá ra nghèo khổ, hà tiện ra sao, gây tội lỗi ra sao. Nhưng bây giờ chúng ta đã thấy những tai hại đó rồi, thì việc đó không thể chấp nhận được nữa.
“ Hồi xưa có thể chấp nhận được cái việc bỏ thí sự giáo dục cho dân bản xứ, cho ai muốn cáng đáng thì cáng đáng. Nghi ngờ sự ích lợi của việc giáo dục dân bản xứ, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay đã có kinh nghiệm rồi thì điều đó không chấp nhận được nữa. Một phần do sự phát triển kỹ nghệ của ta, một phần do những nguyên nhân ngoài ý muốn của ta, hiện nay số dân bản xứ ở các thành thị đã rất đông. Xã hội thời nào cũng vì cái lợi của xã hội, nếu không phải vì những lý do khác. Lo việc giáo dục con em để dạy cho chúng biết trọng pháp luật, có những mục đích hợp với đời sống xã hội. Phải dùng cách đó chứ không cách nào khác. Vậy mà chúng ta vẫn để mặc, vài người Âu lưu tâm tới vấn đề muốn dạy dỗ dân bản xứ ở thành thị ra sao tuỳ ý, mà không giúp họ tiền và phương tiện để họ phát triển công việc của họ, cái đó không thể chấp nhận được. Vả lại, chỉ xét riêng về cái lợi của xã hội thì chính sách đó còn nguy hại là khác.
“ Hồi xưa, việc tiêu diệt một bộ lạc, nó làm cản trở sự phát triển của xứ này, là điều có thể chấp nhận được, tin rằng sự tiêu diệt đó không sao tránh được là điều lúc đó có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay, thản nhiên nhìn một sự tiêu diệt như vậy, mà không kiếm cách thay thế nó bằng một cái gì khác, hoặc chỉ thay thế một chút thôi, để đến nỗi cả một dân tộc bị hủy hoại về thể chất và tinh thần, là một điều không thể chấp nhận được.
“ Chế độ bộ lạc cổ truyền mặc dầu tàn nhẫn, dã man, mặc dầu có nhiều mê tín dị đoan, pháp thuật, cũng vẫn là một chế độ luân lý. Dân bản xứ chúng ta thời nay thành những kẻ phạm pháp, mãi dâm, nghiện rượu, không phải vì bản tính của họ như vậy, mà vì các chế độ trật tự chất phác, cái hệ thống tập tục, truyền thống của họ đã bị hủy hoại. Vậy xã hội văn mình của chúng ta, không thể trốn tránh được cái bổn phận thành lập cho họ một chế độ trật tự với những tập tục, truyền thống khác.
“Đành rằng thời trước chúng ta hy vọng rằng dùng một chính sách chia cách chủng tộc, thì điều đó có thể duy trì chế độ bộ lạc. Điều đó hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng chúng ta chưa bao giờ theo chính sách đó một cách đúng đắn hoặc thành tâm. Chúng ta để ra một phần mười đất đai cho bốn phần năm dân số. Như vậy chúng ta làm cho – có người bảo rằng chúng ta cố ý làm cho – nhân công bản xứ nhất định phải đổ dồn về các châu thành. Thế là chúng ta phải chịu hậu quả của tính ích kỷ của chúng ta.
“ Không nên làm cho vấn đề có vẻ kém quan trọng đi. Không nên gây cảm tưởng rằng giải quyết vấn đề đó là việc dễ. Không nên coi thường những nỗi lo lắng, sợ sệt nó bao vây chúng ta. Nhưng dù chúng ta lo lắng, sợ sệt hay không thì chúng ta cũng không được trốn tránh vấn đề luân lý, vì chúng ta những người theo Ki Tô giáo.
“Đã tới lúc….”

Tới đó hết trang, Jarvis đương say mê đọc, kiếm đoạn tiếp nhưng coi hết các tờ giấy bừa bãi trên bàn, mà không thấy được thêm trang nào nữa. Ông đốt thuốc, kéo mấy tờ giấy lại gần mình và đọc lại.
Khi đã đọc xong lần thứ nhì, ông vẫn tiếp tục hút thuốc, trầm ngâm suy tư. Rồi ông đứng dậy, lại đứng trước tủ chứa sách về Lincoln, ngó lên bức hình của bậc vĩ nhân đã ảnh hưởng lớn tới con ông như vậy. Ông nhìn qua nhan đề mấy trăm cuốn sách, đẩy miếng kính qua một bên, lấy ra một cuốn. Rồi ông trở về ngồi ở ghế bành, lật trang sách. Tới một chương nhan đề: Bài diễn văn nổi tiếng ở Gettysburg, một diễn văn mới đầu không ai để ý tới, rồi sau được coi là một trong những diễn văn quan trọng nhất của thế giới. Ông lật mấy trang mở đầu, tới bài diễn văn, rồi chăm chú đọc từ hàng đầu tới hàng cuối. Đọc xong ông lại hút thuốc, suy nghĩ miên man. Được một lát ông đứng dậy, đặt trả cuốn sách vào chỗ cũ, khép tủ lại. Nghĩ sao ông lại mở tủ ra, lấy cuốn sách bỏ vào túi, rồi đẩy tấm kính khép lại. Ông ngó đồng hồ đeo tay, gõ ống điếu vào lò sưởi để trút hết tàn thuốc, đội nón, cầm lấy chiếc can.
Ông chậm rãi xuống cầu thang mở cái cửa đưa tới hành lang bi thảm đó. Ông dỡ nón ngó vết sẫm ở trên sàn. Ông không cố ý gợi lại mà tự nhiên hình ảnh em bé ở High Place hiện lên trong óc ông, một em bé chơi mấy cây súng bằng gỗ. Ông đi dọc theo hành lang, lơ đãng không nhìn thấy gì cả bước qua cái cửa mà mấy hôm trước thình lình thần chết đã ùa vô. Thầy cảnh sát chào ông, ông đáp lại bằng mấy lời bâng quơ chẳng có ý nghĩa gì cả. Ông lại đội nón lên, bước ra cửa rào. Ông do dự ngó hai phía đầu và cuối con đường cái. Rồi gắng sức bước đi. Thầy cảnh sát thở dài, vươn vai.


Chú thích:
1. Một giáo phái của Anh: Methodist.
2. Giọng thư ngây ngô, vì người viết là một người da đen ít học.

Message reputation : 100% (1 vote)
๖ۣۜKu•๖ۣۜMa
  • Member

๖ۣۜKu•๖ۣۜMa

Member




Spoiler:

Message reputation : 100% (1 vote)
๖ۣۜKu•๖ۣۜMa
  • Member

๖ۣۜKu•๖ۣۜMa

Member




Spoiler:

Message reputation : 100% (1 vote)
๖ۣۜKu•๖ۣۜMa
  • Member

๖ۣۜKu•๖ۣۜMa

Member




Jarvis ngồi trên chiếc ghế bành của con, còn bà vợ và nàng dâu trở về nhà ông bà Harrison. Sách, sách, và sách nữa, chưa thấy nhà nào có nhiều sách như vậy. Trên bàn la liệt giấy tờ, thư từ và sách nữa.
“ Thưa ông Jarvis, xin mời ông lại diễn thuyết tại Giám lý hội (1) Parkwold”
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi lấy làm hân hạnh được ông lại diễn thuyết ở câu lạc bộ Thanh niên Anglican Sophiatown”
“Thưa ông Jarvis, xin mời ông quá bộ lại tham dự cuộc thảo luận ở Đại học….”
Không ông Jarvis không thể lại diễn thuyết ở một nơi nào cả.
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi hân hạnh mời ông lại dự buổi họp hàng năm của hội Ki Tô và Do Thái…”.
“Ông bà H.B. Singh hân hạnh mời ông bà Jarvis lại dự tiệc cưới con gái đầu lòng của chúng tôi, cô Sarajini”
“ Xin mời ông bà Jarvis quá bộ lại dự dạ hội Toc. H ở thung lũng Van Wyk, cho buổi dạ hội được thêm long trọng…”
Không ông Jarvis không thể nhận những lời nhã nhặn đó được.
Trên tường bên cạnh các tủ sách, treo ba tấm hình: hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà trắng ở Vergelegen và bức tranh vẽ một phong cảnh đồng cỏ mùa đông, lơ thơ mấy gốc liễu trụi lá bên dòng nước.
Ông Jarvis đứng dậy bước lại nhìn các tủ sách. Riêng về Abraham Lincoln đã có mấy trăm cuốn. Một người mà sao có thể làm đề tài cho bấy nhiêu tác phẩm, chứa đầy một tủ sách. Một tủ nữa chứa các sách về Nam Phi: cuốn Tiểu sử Rhodes của Sarah Gertrude Millin, cuốn về Smuts cũng của nữ văn sĩ đó, cuốn Tiểu sử Louis Botha của Engelenburg, rồi các sách nghiên cứu về các vấn đề chủng tộc, về loài chim Nam Phi, về Kruger Park và vô số các sách khác nữa. Một tủ thứ ba đầy những sách viết bằng tiếng Afrikaans, nhưng đọc nhan đề ông chẳng hiểu gì cả. Rồi đây nữa sách về tôn giáo, về Nga Sô, về vấn đề phạm pháp, về tội nhân, có cả những tập thi tuyển nữa. Ông kiếm Shakespeare. Có cả Shakespeare.
Ông trở về ngồi ở chiếc ghế bành, ngắm nghía hồi lâu bức hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà Vergelegen và tấm tranh vẽ cành liễu bên dòng nước. Rồi ông kéo mấy tờ giấy lại gần.
Tờ thứ nhất là một bức thư của người thư ký câu lạc bộ Thanh niên Phi ở Claremont, đường Gladiolus gởi cho con ông, tỏ ý tiếc rằng con ông không lại dự buổi hội họp hằng năm được, và báo tin rằng con ông lại được bầu làm Hội trưởng một khoá nữa. Cuối thư có đoạn cú pháp kỳ cục này:
“ Cuộc họp hằng năm giao cho tôi cái việc mừng ông về điều đó, và đa tạ ông rất nhiều về tất cả thời gian ông đã hội họp với chúng tôi, về các vật mà ông đã tặng cho Hội. Nếu không có ông dự thì Hội này làm sao mà tổ chức được, đó là điều bí mật mà đa số chúng tôi không hiểu. Vì vậy chúng tôi nhất định bầu ông làm Hội trưởng một khoá nữa.
Tôi xin lỗi ông vì dùng tờ giấy này, nhưng xấp giấy viết thư của Hội chúng ta đã bị mất rồi do những hoàn cảnh bất ngờ.
Tôi xin trân trọng chào ông.
Washington Lefifi ” (2)
Còn tờ giấy kia có nét chữ của con ông. Chắc là những đoạn trong một bài hoặc một cuốn nào đó, vì hàng đầu là cuối một câu và hàng cuối là một câu còn dở dang chưa hết. Ông tìm không thấy những trang còn thiếu, bèn đọc những trang đó vậy:
“ Có thể chấp nhận được. Việc mà chúng ta đã làm khi tới Nam Phi có thể chấp nhận được. Phát triển những nguồn lợi lao của ta nhờ nhân công tại đó, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Dùng những người không chuyên môn vào một công việc không chuyên môn là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng lấy cớ là những việc không chuyên môn, mà không đào tạo những thợ chuyên môn thì là điều không chấp nhận được.
“ Khi chúng ta tìm thấy mỏ vàng, phải kiếm nhân công cho mỏ, đó là điều chấp nhận được. Lúc đó lập trại cho thợ mỏ, bắt vợ con họ phải ở xa châu thành, là điều có thể chấp nhận được. Chấp nhận được vì hồi đó chúng ta chưa biết gì cả và chúng ta còn thí nghiệm. Nhưng ngày nay chúng ta đã hiểu biết rồi thì điều đó không thể chấp nhận được nữa. Khi chúng ta biết rằng như vậy, là làm gia đình họ tan tành, mà chúng ta vẫn tiếp tục làm thì điều đó không sao chấp nhận được.
“ Nếu có sự thoả thuận của thợ thuyền, thì sự khai thác tài nguyên là điều chấp nhận được. Nhưng khai thác mà làm hại cho thợ thuyền, thì là điều không thể chấp nhận được. Không thể chấp nhận được cái việc đào vàng, chế tạo sản phẩm, hoặc cấy cầy ruộng đất, nếu việc khai thác, chế tạo, trồng trọt đó cần có một chính sách duy trì cảnh khốn khổ của thợ thuyền. Không thể chấp nhận được sự gia tăng tài sản của một số người, nếu họ chỉ có thể làm giầu trên lưng người khác. Sự thực chỉ có một danh từ để gọi các hành động ấy, danh từ “ bóc lột ”. Cái đó có thể chấp nhận được hồi chúng ta mới tới xứ này, vì lúc đó chúng ta không thể lường được, sự bóc lột đó đã làm cho đời sống cộng đồng của dân bản xứ tan nát ra sao, đời sống gia đình của dân bản xứ trụy lạc ra sao, họ hoá ra nghèo khổ, hà tiện ra sao, gây tội lỗi ra sao. Nhưng bây giờ chúng ta đã thấy những tai hại đó rồi, thì việc đó không thể chấp nhận được nữa.
“ Hồi xưa có thể chấp nhận được cái việc bỏ thí sự giáo dục cho dân bản xứ, cho ai muốn cáng đáng thì cáng đáng. Nghi ngờ sự ích lợi của việc giáo dục dân bản xứ, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay đã có kinh nghiệm rồi thì điều đó không chấp nhận được nữa. Một phần do sự phát triển kỹ nghệ của ta, một phần do những nguyên nhân ngoài ý muốn của ta, hiện nay số dân bản xứ ở các thành thị đã rất đông. Xã hội thời nào cũng vì cái lợi của xã hội, nếu không phải vì những lý do khác. Lo việc giáo dục con em để dạy cho chúng biết trọng pháp luật, có những mục đích hợp với đời sống xã hội. Phải dùng cách đó chứ không cách nào khác. Vậy mà chúng ta vẫn để mặc, vài người Âu lưu tâm tới vấn đề muốn dạy dỗ dân bản xứ ở thành thị ra sao tuỳ ý, mà không giúp họ tiền và phương tiện để họ phát triển công việc của họ, cái đó không thể chấp nhận được. Vả lại, chỉ xét riêng về cái lợi của xã hội thì chính sách đó còn nguy hại là khác.
“ Hồi xưa, việc tiêu diệt một bộ lạc, nó làm cản trở sự phát triển của xứ này, là điều có thể chấp nhận được, tin rằng sự tiêu diệt đó không sao tránh được là điều lúc đó có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay, thản nhiên nhìn một sự tiêu diệt như vậy, mà không kiếm cách thay thế nó bằng một cái gì khác, hoặc chỉ thay thế một chút thôi, để đến nỗi cả một dân tộc bị hủy hoại về thể chất và tinh thần, là một điều không thể chấp nhận được.
“ Chế độ bộ lạc cổ truyền mặc dầu tàn nhẫn, dã man, mặc dầu có nhiều mê tín dị đoan, pháp thuật, cũng vẫn là một chế độ luân lý. Dân bản xứ chúng ta thời nay thành những kẻ phạm pháp, mãi dâm, nghiện rượu, không phải vì bản tính của họ như vậy, mà vì các chế độ trật tự chất phác, cái hệ thống tập tục, truyền thống của họ đã bị hủy hoại. Vậy xã hội văn mình của chúng ta, không thể trốn tránh được cái bổn phận thành lập cho họ một chế độ trật tự với những tập tục, truyền thống khác.
“Đành rằng thời trước chúng ta hy vọng rằng dùng một chính sách chia cách chủng tộc, thì điều đó có thể duy trì chế độ bộ lạc. Điều đó hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng chúng ta chưa bao giờ theo chính sách đó một cách đúng đắn hoặc thành tâm. Chúng ta để ra một phần mười đất đai cho bốn phần năm dân số. Như vậy chúng ta làm cho – có người bảo rằng chúng ta cố ý làm cho – nhân công bản xứ nhất định phải đổ dồn về các châu thành. Thế là chúng ta phải chịu hậu quả của tính ích kỷ của chúng ta.
“ Không nên làm cho vấn đề có vẻ kém quan trọng đi. Không nên gây cảm tưởng rằng giải quyết vấn đề đó là việc dễ. Không nên coi thường những nỗi lo lắng, sợ sệt nó bao vây chúng ta. Nhưng dù chúng ta lo lắng, sợ sệt hay không thì chúng ta cũng không được trốn tránh vấn đề luân lý, vì chúng ta những người theo Ki Tô giáo.
“Đã tới lúc….”
Tới đó hết trang, Jarvis đương say mê đọc, kiếm đoạn tiếp nhưng coi hết các tờ giấy bừa bãi trên bàn, mà không thấy được thêm trang nào nữa. Ông đốt thuốc, kéo mấy tờ giấy lại gần mình và đọc lại.
Khi đã đọc xong lần thứ nhì, ông vẫn tiếp tục hút thuốc, trầm ngâm suy tư. Rồi ông đứng dậy, lại đứng trước tủ chứa sách về Lincoln, ngó lên bức hình của bậc vĩ nhân đã ảnh hưởng lớn tới con ông như vậy. Ông nhìn qua nhan đề mấy trăm cuốn sách, đẩy miếng kính qua một bên, lấy ra một cuốn. Rồi ông trở về ngồi ở ghế bành, lật trang sách. Tới một chương nhan đề: Bài diễn văn nổi tiếng ở Gettysburg, một diễn văn mới đầu không ai để ý tới, rồi sau được coi là một trong những diễn văn quan trọng nhất của thế giới. Ông lật mấy trang mở đầu, tới bài diễn văn, rồi chăm chú đọc từ hàng đầu tới hàng cuối. Đọc xong ông lại hút thuốc, suy nghĩ miên man. Được một lát ông đứng dậy, đặt trả cuốn sách vào chỗ cũ, khép tủ lại. Nghĩ sao ông lại mở tủ ra, lấy cuốn sách bỏ vào túi, rồi đẩy tấm kính khép lại. Ông ngó đồng hồ đeo tay, gõ ống điếu vào lò sưởi để trút hết tàn thuốc, đội nón, cầm lấy chiếc can.
Ông chậm rãi xuống cầu thang mở cái cửa đưa tới hành lang bi thảm đó. Ông dỡ nón ngó vết sẫm ở trên sàn. Ông không cố ý gợi lại mà tự nhiên hình ảnh em bé ở High Place hiện lên trong óc ông, một em bé chơi mấy cây súng bằng gỗ. Ông đi dọc theo hành lang, lơ đãng không nhìn thấy gì cả bước qua cái cửa mà mấy hôm trước thình lình thần chết đã ùa vô. Thầy cảnh sát chào ông, ông đáp lại bằng mấy lời bâng quơ chẳng có ý nghĩa gì cả. Ông lại đội nón lên, bước ra cửa rào. Ông do dự ngó hai phía đầu và cuối con đường cái. Rồi gắng sức bước đi. Thầy cảnh sát thở dài, vươn vai.

1. Một giáo phái của Anh: Methodist.
2. Giọng thư ngây ngô, vì người viết là một người da đen ít học.


Ít ai chú ý tới vụ xử ba tên bị cáo phạm tội giết ông Arthur Jarvis ở Parkwold vì lúc đó người ta mới tìm thêm được mỏ vàng, mỏ vàng rất phong phú. Có một cái làng nhỏ tên là Odendaalsrust ở tiểu bang Orange Free State (1). Mới trước làng đó còn vô danh, thì hôm sau đã được khắp thế giới biết tên.
Vàng ở đó không kém thứ vàng tốt nhất mà từ trước người ta đã tìm được ở Nam Phi, không kém thứ vàng hạng nhất tìm được ở Johannesburg. Nhiều người dự đoán rằng một Johannesburg nữa sẽ mọc lên ở đó một châu thành lớn, nhà cao ngất trời và đường phố đông nghẹt người. Những kẻ trước kia rầu rĩ lo rằng các mỏ vàng ở Johannesburg một ngày kia sẽ cạn, bây giờ đây mừng rỡ hớn hở. Họ bảo là được hưởng thêm một kỳ hạn sinh hoạt nữa.
Ở Johannesburg không khí thật phấn khởi. Ở thị trường Chứng khoán, người ta như phát điên, la, hét, tung nón lên trời, vì những cổ phần người ta mua chỉ để cầu may, tức những cổ phần về các mỏ chưa tìm ra, những cổ phần đó bây giờ giá tăng lên vùn vụt, ngoài sự mơ ước của họ.
Trước kia, ở Orange Free State chỉ có những đồng cỏ bằng phẳng, gợn sóng, chỉ có những bầy bò và cừu, với những kẻ bản xứ chăn bò, chăn cừu; chỉ có cỏ và phượng vĩ và xa xa mới có một ruộng bắp. Không có gì ra vẻ là một cái mỏ, trừ mấy cái máy khoan, mấy kỹ sư kiên nhẫn dò xét những bí mật trong lòng đất; không ai lại coi họ làm gì, trừ một bộ hành bản xứ, một trẻ chăn bò, một chủ trại gà nói tiếng Afrikaans cưỡi ngựa đi ngang, ngó họ mà tỏ vẻ khinh miệt hoặc sợ sệt hoặc hy vọng tuỳ tính tình mỗi người.
Này, ông coi này, giá cổ phần Tweede Vlei lên kinh khủng không này. Trước kia có hai mươi si-linh rồi lên bốn mươi, rồi sáu mươi và bây giờ - ông có thể tin được không? – lên tới tám mươi si-linh rồi!
Biết bao người đã khóc vì đã bán cổ phần lúc mười hai giờ trưa, chứ không phải lúc hai giờ; hoặc vì họ đã mua lúc hai giờ chứ không phải lúc mười hai giờ trưa. Và người bán sáng mai mới tiếc hơn nữa vì giá cổ phần sẽ lên tới một trăm si-linh.
Thật lạ lùng! Nam Phi là một xứ lạ lùng. Khi nào chúng ta đi ngoại quốc sẽ tha hồ vênh mặt và thiên hạ sẽ bảo: “ A! Các ông ở Nam Phi thì giầu quá xá mà ”.
Odendaalsrust, cái tên có ma lực, thích quá. Ấy vậy mà ở thị trường Chứng khoán đã có kẻ bảo rằng - những kẻ này nói tiếng Afrikaans chẳng lấy gì làm hay lắm – có kẻ bảo rằng phải kiếm một tên giản dị hơn, chẳng hạn Smuts hay Smutsville; một tên dễ đọc hơn, chẳng hạn Hofmeyr – nhưng đã có một nơi khác mang tên Hofmeyr rồi - với lại, cái tên này nó cũng làm sao ấy, nghe không thú.
Thật là tai hại, sao mà tên những cái mỏ ấy không sao phát âm nổi. Đáng tiếc rằng một kỹ nghệ lớn do những bộ óc như vậy điều khiển, được một kế hoạch như vậy thúc đẩy, mà bị những tên kỳ quái như vậy làm trở ngại: nào là Blyvooruitzicht, Welgedacht, Langlaagte, bây giờ lại thêm Odendaalsrust nữa. Nhưng những cái đó chúng ta nên nói nhỏ với nhau thôi, nói trong câu lạc bộ, nói riêng với nhau thôi, vì hầu hết chúng ta đều ở trong đảng Đại đoàn kết chủ trương hợp tác với nhau, hiểu biết lẫn nhau, coi nhau như bạn bè, anh em. Nhưng nếu những người Afrikaaner chịu hiểu rằng chính sách dùng hai ngôn ngữ chính thức là điên khùng, thì có phải tiết kiệm được vô số tiền bạc không?


Vàng, vàng, vàng! Xứ này lại sắp phong phú trở lại. Giá cổ phần từ hai mươi si-linh lên một trăm si-linh, bạn thử tưởng tượng rồi cảm ơn Thượng Đế đi. Nói thực ra, cũng có một số không biết cảm ơn Thượng Đế. Nhưng phải nhận rằng họ không có nhiều cổ phần, có kẻ lại chẳng có một cổ phần nào cả. Vài kẻ trong đó hô hào, diễn thuyết; quả thực là lý thú, hào hứng mà nhận thấy rằng về điểm đó, nhiều khi những kẻ không có cổ phần lại là những kẻ nói năng rất hùng hồn, cơ hồ như có số phận, bản tính hoặc sinh lực, hoặc cái năng lực gì đó điều khiển, cho họ có tài ăn nói để đền bù họ. Tôi nói như vậy chẳng phải vì mến họ hay mỉa mai họ đâu, chỉ là khách quan nhận xét vậy thôi, bạn hiểu cho chứ. Nhưng đó chẳng qua chỉ là một ý ngông, ngược đời, đừng nói ra thì hơn. Những kẻ đó hùng hồ nhưng lại thiếu thế lực về tài chánh đó, hầu hết diễn thuyết trong những tổ chức nhỏ như các câu lạc bộ thiên tả, các đoàn thể tôn giáo và các hội đề cao tình thân ái, tình huynh đệ. Họ cũng viết bài đăng báo nữa, hầu hết là những tờ báo nhỏ như tờ Xã hội mới hoặc là tờ Nhân loại đang tiến tới , hoặc trên cái tờ kỳ cục Thánh giá ở ngã tư đường, một tờ báo tám trang nhỏ, chẳng ai biết tới, mỗi tuần ra một số, chủ nhiệm là cha Beresford, một con người kỳ dị, lúc nào cũng như nhịn đói đã mấy tuần. Ông ta nói tiếng Anh sao mà hay thế, đúng là cái giọng Oxford chứ không phải cái giọng mà người ta nghe được ở Rhodes, ở Stellenbosch; chính nhớ cái giọng đó mà ông được tiếp đón, mặc dầu đầu tóc ông lúc nào cũng bù xù, quần thì nhăn nheo không bao giờ ủi. Ông có vẻ là một người cải tà theo đạo Ki Tô, mắt long lanh tia lửa; mà sự thực là trong cánh rừng của đêm tối lòng ông bừng lên khi viết tờ báo kỳ cục của ông. Ông là nhà truyền giáo và nhiệt liệt tin ở Thượng Đế; nhưng trên đời có người thế này thì phải có người thế khác chứ.
Vậy có những kẻ cho rằng nếu giữ giá cổ phần hai mươi si-linh còn tám chục si-linh kia thì chẳng hạn để dùng vào công viêc đại quy mô chống sự xói mòn của nước mà cứu đất đai trong xứ. Cũng nên trợ cấp các hội thanh niên, các hội thiếu nữ, các cơ quan cứu tế xã hội, cất thêm dưỡng đường, cũng nên tăng tiền lương cho thợ mỏ nữa.
Ai cũng thấy rằng những ý kiến đó thật lộn xộn vì giá cổ phần mà liên quan gì tới vấn đề tiền công; giá đó chỉ đơn thuần tuỳ thuộc về những phí tổn khai mỏ và giá vàng trên thị trường. Nhân đây mới sực nhớ tới, người ta bảo rằng hiện trong mỏ có vài ông lớn không có một cổ phần nào cả thì có đang phục không chứ, vì sự quyến rũ chắc phải mạnh lắm mà sao họ chống lại nổi nhỉ?
Dù sao, chúng ta cũng không nên rầu rĩ quá, khi nghĩ rằng tám chục si-linh đó sẽ không làm cho tình trạng thay đổi là bao nhiêu. Ta thử đứng vào một khía cạnh khác mà xét. Này nhé, khi giá cổ phần tăng từ hai mươi si-linh lên một trăm si-linh thì tất có một số người nào đó được hưởng tám mươi si-linh lời. Nhưng không nhất định là một người duy nhất được hưởng trọn số đó, vì nếu như vậy chẳng hoá ra đẹp đẽ quá ư, mà một người như vậy tất có phép thần thông về tài chánh, chánh quyền còn đợi gì mà không mời làm cố vấn. Vậy có phần chắc chắn rằng tám chục si-linh đó sẽ chia cho nhiều người, vì người có cổ phần thấy giá mới lên, ham quá, mất bình tĩnh, vội đem bán ngay. Dĩ nhiên là những người đó chẳng thực sự làm lụng gì nghĩa là không phải đổ mồ hôi, làm chai tay ra, mà cũng được hưởng số lời. Nhưng cái đức làm liều, cái tài tiên đoán của người ta cũng đáng được thưởng chứ, và cũng không nên quên rằng tinh thần người ta căng thẳng, cũng mệt lắm chứ. Cái số tám chục si-linh đó, họ đem ra tiêu dùng và nhờ vậy mới có thêm công việc cho người khác, rốt cục là cái xứ này được giầu thêm tám chục si-linh nữa. Và có nhiều người trong bọn họ rộng rãi quyên cho các hội Thanh niên, hội Thiếu nữ, các cơ quan cứu tế xã hội, các dưỡng đường. Các nơi xa xôi như Bloemfontein, Grahamstown và Beaufort West, người ta chê trách rằng Johannesburg chỉ nghĩ tới tiền, là nói bậy. Ở đây tôi cũng thấy có nhiều người chồng, người cha tốt như ở các châu thành khác, và một thân hào của chúng ta sưu tập rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhờ vậy mà các nghệ sĩ mới có công việc mà nghệ thuật mới khỏi chết; lại có vài ông có những đồn điền lớn ở phía Bắc để tới nơi đó săn bắn, hoà mình với thiên nhiên.
Khi đã có thêm các công việc cho người khác thì người ta sẽ tiêu một phần trong số tám chục si-linh đó đi. Dĩ nhiên là không tiêu hết. Vì những người bán cổ phần theo giá mua một trăm si-linh phải giữ lại một số tiền để mua lại cổ phần khi nó hơi xuống giá. Nhưng các chủ điền có thể sản xuất thêm thực phẩm, các nhà kỹ nghệ có thể sản xuất thêm hoá phẩm, và chính phủ có thể tuyển thêm nhân viên, mặc dầu chúng ta có thể tự hỏi có cần tăng thêm các công chức nữa không, nhưng đó là vấn đề khác không thể bàn ở đây được. Và tụi bản xứ sẽ không phải chết đói trong khu đất riêng dành cho họ nữa. Họ có thể lại mỏ kiếm việc, người ta sẽ cất cho họ những trại rộng lớn hơn, nhiều tiện nghi hơn, thức ăn của họ sẽ có đủ sinh tố hơn. Nhưng phải coi chừng đấy, một nhà chuyên môn mới thấy rằng thợ thuyền có thể bị cái bệnh quá dư sinh tố. Đó là một trường hợp của cái luật Giảm năng xuất.
Và có lẽ một châu thành lớn sẽ dựng lên, một Johannesburg thứ nhì với một Parktown thứ nhì, một Houghton thứ nhì, một Parkwold thứ nhì, một Kensington thứ nhì, một Jeppe thứ nhì, một Vrededorp thứ nhì, một Pimville thứ nhì và một Shanty Town thứ nhì, tóm lại là một châu thành lớn làm hãnh diện cho tất cả Odendaalsrust. Nhưng cái tên đâu mà kỳ cục.


Nhưng có người bảo rằng không nên như vậy. Tất cả các người lo việc cứu tế xã hội, cha Beresford đó và bọn Kafferboetie khác bảo rằng không nên như vậy, nhưng phải nhận rằng hầu hết họ chẳng có một tấm cổ phần nào cả. Và họ hoá ra bạo dạn lên khi thấy ngài Ernest Oppenheimer, một nhân vật ở mỏ cũng nghĩ rằng chẳng nên như vậy. Ông Oppenheimer bảo rằng đây là một cơ hội cho chúng ta thí nghiệm chính sách cho thợ mỏ sống trong gia đình, làng xóm với vợ con, chứ không sống tách biệt trong trại nữa. Và người ta cũng nói rằng Chính phủ đương tính thành lập một cơ quan gì như ở thung lũng Tennessee để kiểm soát sự phát triển của khu mỏ tại Free State.
Nói cho họ nghe đi, ngài Ernest Oppenheimer. Có người vỗ tay khen ngài đấy, lại có người cảm ơn Thượng Đế vì ngài đã nói, cảm ơn trong thâm tâm họ và cả trong lúc họ cầu nguyện ở đầu giường của họ nữa. Vì mỏ là để phụng sự người dân chứ không phải để làm ra tiền. Mà tiền không đáng cho người ta vì nó mà phát điên, tung nón lên trời. Tiền là để mua thức ăn, quần áo, để có thêm tiện nghi, để đi coi hát bóng. Tiền là để làm cho đời sống trẻ em được sung sướng. Tiền là gây sự an lạc, mơ mộng, hy vọng, và dự trù kế hoạch.Tiền là để mua những sản phẩm của đất đai trên quê hương xứ sở của mình.

Không, không cần có một Johannesburg thứ nhì nữa trên trái đất. Một Johannesburg thôi cũng đủ rồi.


Chú thích:
1. Orange Free State, tiểu bang ở trong Liên bang Nam Phi, thành lập từ 1836 ở phía bắc sông Orange, được tự trị từ năm 1854.

Message reputation : 100% (1 vote)
๖ۣۜKu•๖ۣۜMa
  • Member

๖ۣۜKu•๖ۣۜMa

Member




Jarvis ngồi trên chiếc ghế bành của con, còn bà vợ và nàng dâu trở về nhà ông bà Harrison. Sách, sách, và sách nữa, chưa thấy nhà nào có nhiều sách như vậy. Trên bàn la liệt giấy tờ, thư từ và sách nữa.
“ Thưa ông Jarvis, xin mời ông lại diễn thuyết tại Giám lý hội (1) Parkwold”
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi lấy làm hân hạnh được ông lại diễn thuyết ở câu lạc bộ Thanh niên Anglican Sophiatown”
“Thưa ông Jarvis, xin mời ông quá bộ lại tham dự cuộc thảo luận ở Đại học….”
Không ông Jarvis không thể lại diễn thuyết ở một nơi nào cả.
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi hân hạnh mời ông lại dự buổi họp hàng năm của hội Ki Tô và Do Thái…”.
“Ông bà H.B. Singh hân hạnh mời ông bà Jarvis lại dự tiệc cưới con gái đầu lòng của chúng tôi, cô Sarajini”
“ Xin mời ông bà Jarvis quá bộ lại dự dạ hội Toc. H ở thung lũng Van Wyk, cho buổi dạ hội được thêm long trọng…”
Không ông Jarvis không thể nhận những lời nhã nhặn đó được.
Trên tường bên cạnh các tủ sách, treo ba tấm hình: hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà trắng ở Vergelegen và bức tranh vẽ một phong cảnh đồng cỏ mùa đông, lơ thơ mấy gốc liễu trụi lá bên dòng nước.
Ông Jarvis đứng dậy bước lại nhìn các tủ sách. Riêng về Abraham Lincoln đã có mấy trăm cuốn. Một người mà sao có thể làm đề tài cho bấy nhiêu tác phẩm, chứa đầy một tủ sách. Một tủ nữa chứa các sách về Nam Phi: cuốn Tiểu sử Rhodes của Sarah Gertrude Millin, cuốn về Smuts cũng của nữ văn sĩ đó, cuốn Tiểu sử Louis Botha của Engelenburg, rồi các sách nghiên cứu về các vấn đề chủng tộc, về loài chim Nam Phi, về Kruger Park và vô số các sách khác nữa. Một tủ thứ ba đầy những sách viết bằng tiếng Afrikaans, nhưng đọc nhan đề ông chẳng hiểu gì cả. Rồi đây nữa sách về tôn giáo, về Nga Sô, về vấn đề phạm pháp, về tội nhân, có cả những tập thi tuyển nữa. Ông kiếm Shakespeare. Có cả Shakespeare.
Ông trở về ngồi ở chiếc ghế bành, ngắm nghía hồi lâu bức hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà Vergelegen và tấm tranh vẽ cành liễu bên dòng nước. Rồi ông kéo mấy tờ giấy lại gần.
Tờ thứ nhất là một bức thư của người thư ký câu lạc bộ Thanh niên Phi ở Claremont, đường Gladiolus gởi cho con ông, tỏ ý tiếc rằng con ông không lại dự buổi hội họp hằng năm được, và báo tin rằng con ông lại được bầu làm Hội trưởng một khoá nữa. Cuối thư có đoạn cú pháp kỳ cục này:
“ Cuộc họp hằng năm giao cho tôi cái việc mừng ông về điều đó, và đa tạ ông rất nhiều về tất cả thời gian ông đã hội họp với chúng tôi, về các vật mà ông đã tặng cho Hội. Nếu không có ông dự thì Hội này làm sao mà tổ chức được, đó là điều bí mật mà đa số chúng tôi không hiểu. Vì vậy chúng tôi nhất định bầu ông làm Hội trưởng một khoá nữa.
Tôi xin lỗi ông vì dùng tờ giấy này, nhưng xấp giấy viết thư của Hội chúng ta đã bị mất rồi do những hoàn cảnh bất ngờ.
Tôi xin trân trọng chào ông.
Washington Lefifi ” (2)
Còn tờ giấy kia có nét chữ của con ông. Chắc là những đoạn trong một bài hoặc một cuốn nào đó, vì hàng đầu là cuối một câu và hàng cuối là một câu còn dở dang chưa hết. Ông tìm không thấy những trang còn thiếu, bèn đọc những trang đó vậy:
“ Có thể chấp nhận được. Việc mà chúng ta đã làm khi tới Nam Phi có thể chấp nhận được. Phát triển những nguồn lợi lao của ta nhờ nhân công tại đó, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Dùng những người không chuyên môn vào một công việc không chuyên môn là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng lấy cớ là những việc không chuyên môn, mà không đào tạo những thợ chuyên môn thì là điều không chấp nhận được.
“ Khi chúng ta tìm thấy mỏ vàng, phải kiếm nhân công cho mỏ, đó là điều chấp nhận được. Lúc đó lập trại cho thợ mỏ, bắt vợ con họ phải ở xa châu thành, là điều có thể chấp nhận được. Chấp nhận được vì hồi đó chúng ta chưa biết gì cả và chúng ta còn thí nghiệm. Nhưng ngày nay chúng ta đã hiểu biết rồi thì điều đó không thể chấp nhận được nữa. Khi chúng ta biết rằng như vậy, là làm gia đình họ tan tành, mà chúng ta vẫn tiếp tục làm thì điều đó không sao chấp nhận được.
“ Nếu có sự thoả thuận của thợ thuyền, thì sự khai thác tài nguyên là điều chấp nhận được. Nhưng khai thác mà làm hại cho thợ thuyền, thì là điều không thể chấp nhận được. Không thể chấp nhận được cái việc đào vàng, chế tạo sản phẩm, hoặc cấy cầy ruộng đất, nếu việc khai thác, chế tạo, trồng trọt đó cần có một chính sách duy trì cảnh khốn khổ của thợ thuyền. Không thể chấp nhận được sự gia tăng tài sản của một số người, nếu họ chỉ có thể làm giầu trên lưng người khác. Sự thực chỉ có một danh từ để gọi các hành động ấy, danh từ “ bóc lột ”. Cái đó có thể chấp nhận được hồi chúng ta mới tới xứ này, vì lúc đó chúng ta không thể lường được, sự bóc lột đó đã làm cho đời sống cộng đồng của dân bản xứ tan nát ra sao, đời sống gia đình của dân bản xứ trụy lạc ra sao, họ hoá ra nghèo khổ, hà tiện ra sao, gây tội lỗi ra sao. Nhưng bây giờ chúng ta đã thấy những tai hại đó rồi, thì việc đó không thể chấp nhận được nữa.
“ Hồi xưa có thể chấp nhận được cái việc bỏ thí sự giáo dục cho dân bản xứ, cho ai muốn cáng đáng thì cáng đáng. Nghi ngờ sự ích lợi của việc giáo dục dân bản xứ, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay đã có kinh nghiệm rồi thì điều đó không chấp nhận được nữa. Một phần do sự phát triển kỹ nghệ của ta, một phần do những nguyên nhân ngoài ý muốn của ta, hiện nay số dân bản xứ ở các thành thị đã rất đông. Xã hội thời nào cũng vì cái lợi của xã hội, nếu không phải vì những lý do khác. Lo việc giáo dục con em để dạy cho chúng biết trọng pháp luật, có những mục đích hợp với đời sống xã hội. Phải dùng cách đó chứ không cách nào khác. Vậy mà chúng ta vẫn để mặc, vài người Âu lưu tâm tới vấn đề muốn dạy dỗ dân bản xứ ở thành thị ra sao tuỳ ý, mà không giúp họ tiền và phương tiện để họ phát triển công việc của họ, cái đó không thể chấp nhận được. Vả lại, chỉ xét riêng về cái lợi của xã hội thì chính sách đó còn nguy hại là khác.
“ Hồi xưa, việc tiêu diệt một bộ lạc, nó làm cản trở sự phát triển của xứ này, là điều có thể chấp nhận được, tin rằng sự tiêu diệt đó không sao tránh được là điều lúc đó có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay, thản nhiên nhìn một sự tiêu diệt như vậy, mà không kiếm cách thay thế nó bằng một cái gì khác, hoặc chỉ thay thế một chút thôi, để đến nỗi cả một dân tộc bị hủy hoại về thể chất và tinh thần, là một điều không thể chấp nhận được.
“ Chế độ bộ lạc cổ truyền mặc dầu tàn nhẫn, dã man, mặc dầu có nhiều mê tín dị đoan, pháp thuật, cũng vẫn là một chế độ luân lý. Dân bản xứ chúng ta thời nay thành những kẻ phạm pháp, mãi dâm, nghiện rượu, không phải vì bản tính của họ như vậy, mà vì các chế độ trật tự chất phác, cái hệ thống tập tục, truyền thống của họ đã bị hủy hoại. Vậy xã hội văn mình của chúng ta, không thể trốn tránh được cái bổn phận thành lập cho họ một chế độ trật tự với những tập tục, truyền thống khác.
“Đành rằng thời trước chúng ta hy vọng rằng dùng một chính sách chia cách chủng tộc, thì điều đó có thể duy trì chế độ bộ lạc. Điều đó hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng chúng ta chưa bao giờ theo chính sách đó một cách đúng đắn hoặc thành tâm. Chúng ta để ra một phần mười đất đai cho bốn phần năm dân số. Như vậy chúng ta làm cho – có người bảo rằng chúng ta cố ý làm cho – nhân công bản xứ nhất định phải đổ dồn về các châu thành. Thế là chúng ta phải chịu hậu quả của tính ích kỷ của chúng ta.
“ Không nên làm cho vấn đề có vẻ kém quan trọng đi. Không nên gây cảm tưởng rằng giải quyết vấn đề đó là việc dễ. Không nên coi thường những nỗi lo lắng, sợ sệt nó bao vây chúng ta. Nhưng dù chúng ta lo lắng, sợ sệt hay không thì chúng ta cũng không được trốn tránh vấn đề luân lý, vì chúng ta những người theo Ki Tô giáo.
“Đã tới lúc….”
Tới đó hết trang, Jarvis đương say mê đọc, kiếm đoạn tiếp nhưng coi hết các tờ giấy bừa bãi trên bàn, mà không thấy được thêm trang nào nữa. Ông đốt thuốc, kéo mấy tờ giấy lại gần mình và đọc lại.
Khi đã đọc xong lần thứ nhì, ông vẫn tiếp tục hút thuốc, trầm ngâm suy tư. Rồi ông đứng dậy, lại đứng trước tủ chứa sách về Lincoln, ngó lên bức hình của bậc vĩ nhân đã ảnh hưởng lớn tới con ông như vậy. Ông nhìn qua nhan đề mấy trăm cuốn sách, đẩy miếng kính qua một bên, lấy ra một cuốn. Rồi ông trở về ngồi ở ghế bành, lật trang sách. Tới một chương nhan đề: Bài diễn văn nổi tiếng ở Gettysburg, một diễn văn mới đầu không ai để ý tới, rồi sau được coi là một trong những diễn văn quan trọng nhất của thế giới. Ông lật mấy trang mở đầu, tới bài diễn văn, rồi chăm chú đọc từ hàng đầu tới hàng cuối. Đọc xong ông lại hút thuốc, suy nghĩ miên man. Được một lát ông đứng dậy, đặt trả cuốn sách vào chỗ cũ, khép tủ lại. Nghĩ sao ông lại mở tủ ra, lấy cuốn sách bỏ vào túi, rồi đẩy tấm kính khép lại. Ông ngó đồng hồ đeo tay, gõ ống điếu vào lò sưởi để trút hết tàn thuốc, đội nón, cầm lấy chiếc can.
Ông chậm rãi xuống cầu thang mở cái cửa đưa tới hành lang bi thảm đó. Ông dỡ nón ngó vết sẫm ở trên sàn. Ông không cố ý gợi lại mà tự nhiên hình ảnh em bé ở High Place hiện lên trong óc ông, một em bé chơi mấy cây súng bằng gỗ. Ông đi dọc theo hành lang, lơ đãng không nhìn thấy gì cả bước qua cái cửa mà mấy hôm trước thình lình thần chết đã ùa vô. Thầy cảnh sát chào ông, ông đáp lại bằng mấy lời bâng quơ chẳng có ý nghĩa gì cả. Ông lại đội nón lên, bước ra cửa rào. Ông do dự ngó hai phía đầu và cuối con đường cái. Rồi gắng sức bước đi. Thầy cảnh sát thở dài, vươn vai.

1. Một giáo phái của Anh: Methodist.
2. Giọng thư ngây ngô, vì người viết là một người da đen ít học.


Jarvis muốn trở lại thăm ngôi nhà của con trai một lần nữa. Đi cửa sau, qua bếp, qua chỗ có vết trên sàn rồi leo lên cầu thang lên phòng ngủ của con như vậy kỳ cục thật, nhưng ông cũng theo lối đó. Ông không vô phòng ngủ của con mà vô phòng làm việc đầy sách vở. Và ông lại đi một vòng coi các sách, qua cái tủ đầy sách về Abraham Lincoln, cái tủ đầy sách về Nam Phi, cái tủ đầy sách viết bằng tiếng Afrikaans, cái tủ đầy sách về tôn giáo, xã hội học, về vấn đề phạm pháp, về tội nhân, và cái tủ đầy thơ, tiểu thuyết và Shakespeare. Ông ngó hình chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà Vergelegen và bức tranh vẽ rặng liễu mùa đông. Ông ngồi ở chiếc bàn viết la liệt những thư mời làm việc này việc khác, hoặc dự mời buổi họp này buổi họp khác, và những bản thảo nói về điều gì có thể chấp nhận được và điều gì không thể chấp nhận được ở Nam Phi.
Ông kéo các hộc ở bàn giấy con ông ra và thấy ngăn thì chứa các chi phiếu, ngăn thì chứa giấy và bao thư, viết mực viết chì, lại có ngăn chứa những chi phiếu đã đóng dấu rồi, ngân hàng gởi trả lại. Sau cùng có một ngăn sâu chứa những bài văn đã đánh máy, ghim lại gọn ghẽ với nhau đặt chồng lên nhau. Có một bài nhan đề là “ Cần có những cơ quan cứu tế xã hội ”, một bài nữa về “ Các loài chim trong một công viên Parkwold ”, một bài nữa về “Ấn Độ và Nam Phi ”. Đây là một bài nữa nhan đề là “ Tâm sự của một người Nam Phi ”. Ông lấy ra đọc:
“ Sanh ra ở Nam Phi thật là đau khổ. Có thể sanh ra là người Afrikaaner, hay người Nam Phi nói tiếng Anh, hay là người da màu (1), hay là người Zulu. Người ta có thể cỡi ngựa, như tôi hồi nhỏ, đi khắp các miền đồi xanh và các thung lũng lớn. Cũng như tôi hồi nhỏ, người ta có thể thăm các khu dành riêng cho người Bantu ở, mà không thấy được những gì xảy ra ở đó cả. Người ta có thể nghe nói như tôi hồi nhỏ, rằng ở Nam Phi có rất nhiều người Afrikaaner hơn là người nói tiếng Anh, vậy mà chẳng biết chút gì hết, chẳng thấy cái gì hết. Người ta có thể như tôi hồi nhỏ, đọc những sách về Nam Phi đẹp đẽ, cái xứ có mặt trời chói lọi, có nhiều thắng cảnh không bị các cơn dông tố trên thế giới tàn phá (2), mà cảm thấy vinh hãnh, yêu mến non sông của mình, vậy mà vẫn chẳng biết gì về xứ đó cả. Mãi đến sau này lớn lên, người ta mới biết rằng ở xứ này còn có nhiều cái khác nữa, ngoài ánh nắng mặt trời, mỏ vàng và vườn cam. Lúc đó người ta mới thấy những niềm oán ghét, những nỗi sợ hãi của xứ này. Tới lúc đó, lòng yêu quê hương của ta mới sâu sắc, nồng nhiệt như một người đàn ông yêu một người đàn bà vừa thành thực vừa gian xảo, vừa lạnh lùng vừa âu yếm, vừa tàn ác vừa sợ sệt.
“ Tôi sinh ra trong một trại ruộng trong một gia đình nền nếp, được cha mẹ chiều chuộng, cung cấp cho đủ, không thiếu thốn thèm khát thứ gì cả. Cha mẹ tôi là người ngay thẳng, hiền từ, trọng pháp luật; các người dậy tôi đọc kinh cầu nguyện, và dắt tôi tới giáo đường, không bỏ buổi nào; các người không bao giờ làm mất lòng gia nhân, và ba tôi không bao giờ thiếu thợ. Các người đã dạy cho tôi tất cả những điều cần biết về danh dự, nhân ái, bao dung. Nhưng về Nam Phi thì tôi chẳng học được chút gì cả…”
Jarvis đặt xấp giấy xuống, trong lòng bực tức, thấy bị xúc phạm. Trong một lúc ông gần như phát giận, rồi ông dụi mắt, nén được giận. Nhưng ông vẫn còn run run không đọc tiếp được nữa. Ông đứng dậy, cầm lấy chiếc nón, xuống cầu thang, đi tới chỗ cái vết trên sàn. Thầy cảnh sát sắp chào ông thì ông quay trở lại, trở lên cầu thang, lại ngồi xuống bàn. Ông cầm xấp giấy lên, đọc cho hết. Có lẽ ông thưởng được cái đẹp của lời văn, vì đoạn cuối làm cho ông cảm động. Có lẽ ông cũng thưởng được cái đẹp của ý tưởng nữa.
“ Cho nên tôi sẽ hy sinh đời tôi, thời giờ của tôi, sức lực của tôi, tài năng của tôi để phụng sự Nam Phi. Tôi sẽ không tự hỏi việc nay việc nọ có tiện lơi hay không nữa mà chỉ tự hỏi nó có công bằng hay không. Tôi sẽ hành động như vậy không phải vì tôi cao thượng, không vị lợi, mà vì đời sống trôi đi và trong quãng đường còn lại tôi cần có một ngôi sao dẫn đúng đường cho tôi, một la bàn dẫn đúng hướng cho tôi. Tôi sẽ làm như vậy không phải vì tôi yêu người da đen và ghét người đồng chủng với tôi, mà vì tôi tự xét lòng, thấy không thể làm gì khác được. Nếu tôi còn cân nhắc cái nay với cái kia thì tôi là con người bỏ đi, nếu tôi còn tự hỏi việc mà tôi làm có nguy hiểm không thì tôi là con người bỏ đi; nếu tôi con tự hỏi những người khác, da trắng hay da đen, Anh hay Afrikaaner, người dị giáo hay Do Thái giáo có tán thành tôi không, thì tôi là con người bỏ đi. Vậy tôi sẽ rán làm cái gì công bằng và nói cái gì đúng sự thực.
“ Tôi hành động như vậy vì tôi không phải can đảm và thành thực, mà vì chỉ có cách đó mới dẹp tan xung đột mạnh mẽ trong tâm hồn tôi. Tôi làm như vậy bởi vì tôi không có thể tiếp tục để cho một phần bản ngã của tôi hướng tới cái gì cao thượng nhất còn phần kia thì phản đối lại nó. Thà chết chứ tôi không muốn như vậy. Bây giờ tôi hiểu được những người chịu chết vì tín ngưỡng mà cho chết như vậy là đẹp đẽ, can đảm hoặc cao thượng. Họ chết như vậy còn hơn là sống, thế thôi.
“ Nhưng tôi sẽ không thành thực nếu bảo rằng tôi hành động như vậy chỉ vì một lòng phản tự kỷ. Có cái gì không tùy thuộc tôi thúc đẩy tôi làm việc công bằng, bất kỳ là phải trả giá thế nào. Về điểm đó tôi sung sướng được người vợ đồng tâm đồng ý rán tự chế ngự được nỗi sợ hãi oán ghét của nàng. Nhờ nàng mà nguyện vọng của tôi thực hiện rõ ràng. Các con tôi còn nhỏ quá không thể hiểu được. Tôi sẽ khổ tâm lắm nếu lớn lên chúng sinh ra oán ghét tôi, hoặc sợ tôi, hoặc cho tôi là phản quyền lợi của chúng tôi. Nếu trái lại lớn lên, chúng suy nghĩ như vợ chồng tôi thì tôi sẽ vui mừng vô hạn. Nỗi vui mừng đó mới thật là kích thích, phấn khởi đáng cho tôi cảm ơn Thượng Đế. Nhưng cái đó không thể trả giá được. Thượng Đế cho thì được hưởng hay không được hưởng thì chúng ta cũng phải giữ đạo công bằng ”
Jarvis ngồi hút thuốc một hồi lâu. Ông không đọc thêm nữa, xếp tập giấy trả lại vô chỗ cũ và khép hộc lại. Ông ngồi đó cho tới khi hút xong cối thuốc rồi cầm nón xuống cầu thang. Tới chân cầu thang, ông quẹo mà đi ra phía cửa trước, không phải vì sợ bước ra cái vết trên sàn, chỉ vì không muốn đi ngã sau, thế thôi.
Cửa trước chỉ khép chứ không khoá, ông bước ra ngoài. Do thói quen của một lão nông ông ngửng lên ngó trời, nhưng vòm trời nơi xa lạ này không tỏ ra một dấu hiệu gì cả. Ông bước xuống sân ra cửa rào. Thầy cảnh sát đứng cạnh ở cửa sau nghe thấy tiếng cửa trước khép lại, gật gật đầu tỏ ý hiểu. Thầy nghĩ bụng: “Ông ấy không thể nhìn cái đó được nữa, tội nghiệp ông già, ông ấy không thể nhìn cái đó được nữa”


Chú thích:
1. Lai da trắng và da đen.
2. Tức không bị hai cuộc chiến tranh Thế giới.

Message reputation : 100% (1 vote)
๖ۣۜKu•๖ۣۜMa
  • Member

๖ۣۜKu•๖ۣۜMa

Member




Jarvis ngồi trên chiếc ghế bành của con, còn bà vợ và nàng dâu trở về nhà ông bà Harrison. Sách, sách, và sách nữa, chưa thấy nhà nào có nhiều sách như vậy. Trên bàn la liệt giấy tờ, thư từ và sách nữa.
“ Thưa ông Jarvis, xin mời ông lại diễn thuyết tại Giám lý hội (1) Parkwold”
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi lấy làm hân hạnh được ông lại diễn thuyết ở câu lạc bộ Thanh niên Anglican Sophiatown”
“Thưa ông Jarvis, xin mời ông quá bộ lại tham dự cuộc thảo luận ở Đại học….”
Không ông Jarvis không thể lại diễn thuyết ở một nơi nào cả.
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi hân hạnh mời ông lại dự buổi họp hàng năm của hội Ki Tô và Do Thái…”.
“Ông bà H.B. Singh hân hạnh mời ông bà Jarvis lại dự tiệc cưới con gái đầu lòng của chúng tôi, cô Sarajini”
“ Xin mời ông bà Jarvis quá bộ lại dự dạ hội Toc. H ở thung lũng Van Wyk, cho buổi dạ hội được thêm long trọng…”
Không ông Jarvis không thể nhận những lời nhã nhặn đó được.
Trên tường bên cạnh các tủ sách, treo ba tấm hình: hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà trắng ở Vergelegen và bức tranh vẽ một phong cảnh đồng cỏ mùa đông, lơ thơ mấy gốc liễu trụi lá bên dòng nước.
Ông Jarvis đứng dậy bước lại nhìn các tủ sách. Riêng về Abraham Lincoln đã có mấy trăm cuốn. Một người mà sao có thể làm đề tài cho bấy nhiêu tác phẩm, chứa đầy một tủ sách. Một tủ nữa chứa các sách về Nam Phi: cuốn Tiểu sử Rhodes của Sarah Gertrude Millin, cuốn về Smuts cũng của nữ văn sĩ đó, cuốn Tiểu sử Louis Botha của Engelenburg, rồi các sách nghiên cứu về các vấn đề chủng tộc, về loài chim Nam Phi, về Kruger Park và vô số các sách khác nữa. Một tủ thứ ba đầy những sách viết bằng tiếng Afrikaans, nhưng đọc nhan đề ông chẳng hiểu gì cả. Rồi đây nữa sách về tôn giáo, về Nga Sô, về vấn đề phạm pháp, về tội nhân, có cả những tập thi tuyển nữa. Ông kiếm Shakespeare. Có cả Shakespeare.
Ông trở về ngồi ở chiếc ghế bành, ngắm nghía hồi lâu bức hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà Vergelegen và tấm tranh vẽ cành liễu bên dòng nước. Rồi ông kéo mấy tờ giấy lại gần.
Tờ thứ nhất là một bức thư của người thư ký câu lạc bộ Thanh niên Phi ở Claremont, đường Gladiolus gởi cho con ông, tỏ ý tiếc rằng con ông không lại dự buổi hội họp hằng năm được, và báo tin rằng con ông lại được bầu làm Hội trưởng một khoá nữa. Cuối thư có đoạn cú pháp kỳ cục này:
“ Cuộc họp hằng năm giao cho tôi cái việc mừng ông về điều đó, và đa tạ ông rất nhiều về tất cả thời gian ông đã hội họp với chúng tôi, về các vật mà ông đã tặng cho Hội. Nếu không có ông dự thì Hội này làm sao mà tổ chức được, đó là điều bí mật mà đa số chúng tôi không hiểu. Vì vậy chúng tôi nhất định bầu ông làm Hội trưởng một khoá nữa.
Tôi xin lỗi ông vì dùng tờ giấy này, nhưng xấp giấy viết thư của Hội chúng ta đã bị mất rồi do những hoàn cảnh bất ngờ.
Tôi xin trân trọng chào ông.
Washington Lefifi ” (2)
Còn tờ giấy kia có nét chữ của con ông. Chắc là những đoạn trong một bài hoặc một cuốn nào đó, vì hàng đầu là cuối một câu và hàng cuối là một câu còn dở dang chưa hết. Ông tìm không thấy những trang còn thiếu, bèn đọc những trang đó vậy:
“ Có thể chấp nhận được. Việc mà chúng ta đã làm khi tới Nam Phi có thể chấp nhận được. Phát triển những nguồn lợi lao của ta nhờ nhân công tại đó, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Dùng những người không chuyên môn vào một công việc không chuyên môn là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng lấy cớ là những việc không chuyên môn, mà không đào tạo những thợ chuyên môn thì là điều không chấp nhận được.
“ Khi chúng ta tìm thấy mỏ vàng, phải kiếm nhân công cho mỏ, đó là điều chấp nhận được. Lúc đó lập trại cho thợ mỏ, bắt vợ con họ phải ở xa châu thành, là điều có thể chấp nhận được. Chấp nhận được vì hồi đó chúng ta chưa biết gì cả và chúng ta còn thí nghiệm. Nhưng ngày nay chúng ta đã hiểu biết rồi thì điều đó không thể chấp nhận được nữa. Khi chúng ta biết rằng như vậy, là làm gia đình họ tan tành, mà chúng ta vẫn tiếp tục làm thì điều đó không sao chấp nhận được.
“ Nếu có sự thoả thuận của thợ thuyền, thì sự khai thác tài nguyên là điều chấp nhận được. Nhưng khai thác mà làm hại cho thợ thuyền, thì là điều không thể chấp nhận được. Không thể chấp nhận được cái việc đào vàng, chế tạo sản phẩm, hoặc cấy cầy ruộng đất, nếu việc khai thác, chế tạo, trồng trọt đó cần có một chính sách duy trì cảnh khốn khổ của thợ thuyền. Không thể chấp nhận được sự gia tăng tài sản của một số người, nếu họ chỉ có thể làm giầu trên lưng người khác. Sự thực chỉ có một danh từ để gọi các hành động ấy, danh từ “ bóc lột ”. Cái đó có thể chấp nhận được hồi chúng ta mới tới xứ này, vì lúc đó chúng ta không thể lường được, sự bóc lột đó đã làm cho đời sống cộng đồng của dân bản xứ tan nát ra sao, đời sống gia đình của dân bản xứ trụy lạc ra sao, họ hoá ra nghèo khổ, hà tiện ra sao, gây tội lỗi ra sao. Nhưng bây giờ chúng ta đã thấy những tai hại đó rồi, thì việc đó không thể chấp nhận được nữa.
“ Hồi xưa có thể chấp nhận được cái việc bỏ thí sự giáo dục cho dân bản xứ, cho ai muốn cáng đáng thì cáng đáng. Nghi ngờ sự ích lợi của việc giáo dục dân bản xứ, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay đã có kinh nghiệm rồi thì điều đó không chấp nhận được nữa. Một phần do sự phát triển kỹ nghệ của ta, một phần do những nguyên nhân ngoài ý muốn của ta, hiện nay số dân bản xứ ở các thành thị đã rất đông. Xã hội thời nào cũng vì cái lợi của xã hội, nếu không phải vì những lý do khác. Lo việc giáo dục con em để dạy cho chúng biết trọng pháp luật, có những mục đích hợp với đời sống xã hội. Phải dùng cách đó chứ không cách nào khác. Vậy mà chúng ta vẫn để mặc, vài người Âu lưu tâm tới vấn đề muốn dạy dỗ dân bản xứ ở thành thị ra sao tuỳ ý, mà không giúp họ tiền và phương tiện để họ phát triển công việc của họ, cái đó không thể chấp nhận được. Vả lại, chỉ xét riêng về cái lợi của xã hội thì chính sách đó còn nguy hại là khác.
“ Hồi xưa, việc tiêu diệt một bộ lạc, nó làm cản trở sự phát triển của xứ này, là điều có thể chấp nhận được, tin rằng sự tiêu diệt đó không sao tránh được là điều lúc đó có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay, thản nhiên nhìn một sự tiêu diệt như vậy, mà không kiếm cách thay thế nó bằng một cái gì khác, hoặc chỉ thay thế một chút thôi, để đến nỗi cả một dân tộc bị hủy hoại về thể chất và tinh thần, là một điều không thể chấp nhận được.
“ Chế độ bộ lạc cổ truyền mặc dầu tàn nhẫn, dã man, mặc dầu có nhiều mê tín dị đoan, pháp thuật, cũng vẫn là một chế độ luân lý. Dân bản xứ chúng ta thời nay thành những kẻ phạm pháp, mãi dâm, nghiện rượu, không phải vì bản tính của họ như vậy, mà vì các chế độ trật tự chất phác, cái hệ thống tập tục, truyền thống của họ đã bị hủy hoại. Vậy xã hội văn mình của chúng ta, không thể trốn tránh được cái bổn phận thành lập cho họ một chế độ trật tự với những tập tục, truyền thống khác.
“Đành rằng thời trước chúng ta hy vọng rằng dùng một chính sách chia cách chủng tộc, thì điều đó có thể duy trì chế độ bộ lạc. Điều đó hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng chúng ta chưa bao giờ theo chính sách đó một cách đúng đắn hoặc thành tâm. Chúng ta để ra một phần mười đất đai cho bốn phần năm dân số. Như vậy chúng ta làm cho – có người bảo rằng chúng ta cố ý làm cho – nhân công bản xứ nhất định phải đổ dồn về các châu thành. Thế là chúng ta phải chịu hậu quả của tính ích kỷ của chúng ta.
“ Không nên làm cho vấn đề có vẻ kém quan trọng đi. Không nên gây cảm tưởng rằng giải quyết vấn đề đó là việc dễ. Không nên coi thường những nỗi lo lắng, sợ sệt nó bao vây chúng ta. Nhưng dù chúng ta lo lắng, sợ sệt hay không thì chúng ta cũng không được trốn tránh vấn đề luân lý, vì chúng ta những người theo Ki Tô giáo.
“Đã tới lúc….”
Tới đó hết trang, Jarvis đương say mê đọc, kiếm đoạn tiếp nhưng coi hết các tờ giấy bừa bãi trên bàn, mà không thấy được thêm trang nào nữa. Ông đốt thuốc, kéo mấy tờ giấy lại gần mình và đọc lại.
Khi đã đọc xong lần thứ nhì, ông vẫn tiếp tục hút thuốc, trầm ngâm suy tư. Rồi ông đứng dậy, lại đứng trước tủ chứa sách về Lincoln, ngó lên bức hình của bậc vĩ nhân đã ảnh hưởng lớn tới con ông như vậy. Ông nhìn qua nhan đề mấy trăm cuốn sách, đẩy miếng kính qua một bên, lấy ra một cuốn. Rồi ông trở về ngồi ở ghế bành, lật trang sách. Tới một chương nhan đề: Bài diễn văn nổi tiếng ở Gettysburg, một diễn văn mới đầu không ai để ý tới, rồi sau được coi là một trong những diễn văn quan trọng nhất của thế giới. Ông lật mấy trang mở đầu, tới bài diễn văn, rồi chăm chú đọc từ hàng đầu tới hàng cuối. Đọc xong ông lại hút thuốc, suy nghĩ miên man. Được một lát ông đứng dậy, đặt trả cuốn sách vào chỗ cũ, khép tủ lại. Nghĩ sao ông lại mở tủ ra, lấy cuốn sách bỏ vào túi, rồi đẩy tấm kính khép lại. Ông ngó đồng hồ đeo tay, gõ ống điếu vào lò sưởi để trút hết tàn thuốc, đội nón, cầm lấy chiếc can.
Ông chậm rãi xuống cầu thang mở cái cửa đưa tới hành lang bi thảm đó. Ông dỡ nón ngó vết sẫm ở trên sàn. Ông không cố ý gợi lại mà tự nhiên hình ảnh em bé ở High Place hiện lên trong óc ông, một em bé chơi mấy cây súng bằng gỗ. Ông đi dọc theo hành lang, lơ đãng không nhìn thấy gì cả bước qua cái cửa mà mấy hôm trước thình lình thần chết đã ùa vô. Thầy cảnh sát chào ông, ông đáp lại bằng mấy lời bâng quơ chẳng có ý nghĩa gì cả. Ông lại đội nón lên, bước ra cửa rào. Ông do dự ngó hai phía đầu và cuối con đường cái. Rồi gắng sức bước đi. Thầy cảnh sát thở dài, vươn vai.

1. Một giáo phái của Anh: Methodist.
2. Giọng thư ngây ngô, vì người viết là một người da đen ít học.


Bà Margaret Jarvis có một người cháu gái mà bà rất mến tên Barbara Smith, có chồng ở Springs. Một hôm không có phiên toà, hai ông bà lại chơi suốt ngày với người cháu đó. Ông nghĩ rằng như vậy đầu óc bà sẽ được khuây khỏa vì cái tang đó làm cho bà đau khổ hơn là ông ngại. Trong khi Margaret và Barbara nói chuyện với nhau về dân chúng ở Ixopo, Lufafa, Highflats và Umzimkulu, ông đi dạo ngoài vườn vì ông là nhà nông. Được một lát, họ gọi ông, hỏi ông có muốn đi cùng vối họ ra thành phố không. Ông đáp thích ở nhà coi báo hơn, và ông ở nhà coi báo.
Báo đăng đầy tin tức về mỏ vàng mới kiếm được ở Odenlaalsrust và về sự phấn khởi quá độ vẫn chưa hề giảm ở thị trường chứng khoán. Một nhà có kinh nghiệm, uy tín về vấn đề đó khuyên người ta coi chừng, đừng mua với giá mỗi ngày một cao lên nữa, vì không có gì chứng tỏ rằng giá hiện thời không quá đáng rồi, có thể rằng ít ngày nữa giá sẽ hạ, gây ra nhiều vụ bại sản. Báo cũng đăng nhiều vụ phạm pháp mới nữa, hầu hết là những người da đen hành hung người da trắng, nhưng không có vụ nào khủng khiếp làm cho người ta không dám mở báo ra đọc.
Đượng đọc thì ông nghe tiếng ai gõ cửa sau, ông lại mở cửa và thấy một mục sư bản xứ đứng trên phiến đá lát đằng sau nhà, dưới chân ba bậc thềm đưa lên nhà bếp. Mục sư đó già, bộ đồ đen đã bạc thành màu xanh, cổ cồn đã vàng vì cũ quá hoặc vì dơ bẩn. Ông mục sư dỡ nón, để lộ mớ tóc bạc. Có vẻ hoàng hốt sợ sệt. Ông ta lóng ngóng.
Ông Jarvis nói thao tiếng Zulu nên chào bằng tiếng đó:
- Chào Umfundisi.
Ông mục sư giọng run chào lại:
- Kính chào Umnumzana.
Và Jarvis ngạc nhiên thấy ông ta ngồi bệt ngay xuống dưới bực thềm thấp nhất, như thể đương đau hay đói lả vậy. Jarvis biết rằng thái độ đó không phải là vô lễ, vì ông già đó có vẻ khúm múm, lễ phép, vì vậy ông bước xuống, hỏi:
- Umfundisi có đau không?
Ông lão làm thinh, vẫn run lẩy bẩy, ngó xuống đất thành thử Jarvis không thể nhìn thấy mặt ông ta. Muốn nhìn thì phải đưa tay nâng cằm ông ta lên, mà việc đó không thể làm một cách khinh xuất được.
- Umfundisi có đau không?
- Thưa Umnumzana, một lát rồi sẽ hết.
- Có muốn uống nước không? Có muốn ăn cái gì không? Có đói không?
- Thưa không, Umnumzana, một lát rồi sẽ hết.
Jarvis đứng ở phiến đá lát, dưới bực thềm thấp nhất, nhưng ông lão vẫn chưa thấy dễ chịu hơn, vẫn còn run, vẫn nhìn xuống đất. Rất ít khi một người da trắng mà lại đứng đợi như vậy trước một người da đen, nhưng Jarvis kiên nhẫn đợi vì thấy ông lão rõ ràng là đau yếu, suy nhược lắm. Ông lão rán sức chống gậy đứng lên, chiếc gậy tuột ra, rớt trên phiến đá, vang lên một tiếng. Jarvis lượm lên trả ông lão, nhưng ông lão đặt nó xuống như thể nó chỉ làm bận mình, đặt cả chiếc nón xuống nữa, rồi hai bàn tay chống vào bực thềm, rán đứng dậy. Gắng sức mà không được, ông ta lại ngồi xuống, lại run lẩy bẩy. Jarvis muốn đỡ ông ta nhưng lại ngại có vẻ khinh xuất (1); lượm cây gậy thì được. Ông lão lại chống tay lên bực thềm và lần này đứng dậy được. Lúc đó ông ta mới ngửng mặt lên nhìn Jarvis, và Jarvis thấy nét mặt ông ta khổ sở vô cùng chứ không phải đau hay đói. Jarvis bèn cúi xuống lượm chiếc nón và cái gậy, gión tay cầm chiếc nón vì nó cũ và dơ quá, đưa trả hai vật đó cho mục sư.
- Tôi xin đa tạ Umnumzana.
- Umfundisi có thật không đau không?
- Thưa Umnumzana, tôi đã khá rồi.
- Umfundisi có chuyện gì đây?
Ông lão lại đặt chiếc nón và cây gậy xuống bực thềm, tay run run móc một cái bao nhỏ trong túi chiếc áo bạc phếch ra; giấy má rớt cả xuống đất vì tay ông ta vẫn còn lẩy bẩy.
- Tôi xin lỗi Umnumzana.
Ông ta cúi xuống lượm giấy má lên, và vì già nên ông phải quỳ xuống, mà giấy má lại cũ kỹ, bẩn thỉu, lượm được mấy tờ giấy này rồi thì trong khi lượm các tờ khác, mấy tờ trước lại rớt xuống, và hai bàn tay ông run bần bật lên. Jarvis nửa thương hại nửa bực mình, ngượng ngùng đứng ngó ông già.
- Tôi xin lỗi Umnumzana, đã làm mất thì giờ Ngài đứng chờ.
- Có sao đâu Umfundisi.
Sau cùng ông lão lượm xong các tờ giấy, cất lại trong cái túi nhỏ, trừ ra một tờ ông chìa cho Jarvis. Tờ đó ghi địa chỉ và tên người chủ ngôi nhà hiện họ đương đứng ở cửa.
- Đúng là nhà này, Umfundisi.
- Thưa Umnumzana người ta nhờ tôi lại đây. Có một người tên là Sibeko ở Ndotsheni.
- Ndotsheni tôi biết. Chính tôi cũng ở Ndotsheni.
- Thưa Umnumzana, người đó có một đứa con gái đi ở cho một người da trắng tên là uSmith ở Ixopo.
- Phải.
- Và sau cô con gái ông uSmith đó có chồng da trắng tên người chồng ghi trên miếng giấy này đây.
- Đúng.
- Cặp vợ chồng đó lại Springs này ở, và đứa con gái của Sibeko cũng lại đây giúp việc nhà cho họ. Đã mười hai tháng nay Sibeko không được tin tức gì của con gái, cho nên đã nhờ - đã cậy tôi - hỏi thăm giùm xem đứa con gái đó ra sao.
Jarvis quay vô nhà rồi trở ra với một người đầy tớ trai còn trẻ, bảo:
- Đây, hỏi thăm anh này.
Rồi lại quay vô nhà. Nhưng khi vô rồi, ông bỗng nhớ ra người lạ đó chính là ông muc sư già ở Ndotsheni, nên lại trở ra.
- Umfundisi hỏi được tin tức không?
- Thưa Umnumzana, anh này không biết nó, vì khi lại đây thì nó đã đi làm nơi khác rồi.
- Cô chủ nhà, người con gái ông uSmith đi khỏi, nhưng cũng sắp về, ông muốn đợi một chút thì đợi.
Jarvis bảo người bồi thôi, không có việc gì cả và đợi cho anh ta vô rồi mới hỏi ông lão:
- Tôi biết ông, Umfundisi.
Vẻ đau khổ trên nét mặt ông lão làm cho Jarvis động lòng, bảo ông ta ngồi xuống. Như vậy ông lão có thể nhìn xuống đất mà khỏi phải nhìn mặt Jarvis, và Jarvis cũng khỏi phải nhìn ông ta, mà thấy khó chịu trong lòng. Ông lão ngồi xuống, Jarvis nói mà không nhìn ông ta:
- Ông và tôi như có cái gì với nhau mà tôi nghĩ không ra.
- Thưa Umfundisi.
- Ông sợ tôi mà tôi không hiểu tại sao. Ông đừng sợ tôi.
- Thưa Umnumzana đúng vậy. Ngài không biết được đâu.
- Tôi không biết nhưng tôi muốn biết.
- Tôi ngại không thể nói được quá, thưa Umnumzana.
- Ông phải nói cho tôi biết chứ. Có nghiêm trọng không?
- Rất nghiêm trông thưa Umnumzana. Nghiêm trọng nhất trong đời tôi.
Ông lão ngửng mặt lên và Jarvis chưa bao giờ thấy một vẻ mặt đau khổ nhường ấy.
- Ông lão hãy nói đi, nói cho vơi lòng đi.
- Tôi sợ quá, Umnumzana.
- Tôi biết, và tôi không hiểu tại sao lại như vậy. Nhưng tôi đã nói rồi, ông đừng nên sợ, tôi không nổi giận đâu. Tôi không có gì giận ông lão đâu.
- Vậy, cái điều nghiêm trọng nhất trong đời tôi đó cũng chính là cái điều nghiêm trọng nhất trong đời ngài.
Jarvis ngó ông lão, mới đầu ngơ ngác rồi bỗng nẩy ra một ý nghĩ, bảo:
- Chỉ có thể là điều đó thôi, chỉ có thể là điều đó thôi, nhưng tôi vẫn chưa hiểu.
Ông lão nói:
- Con trai tôi đã giết con trai ngài.
Cả hai đều im lặng. Jarvis bỏ đi, bước vô vườn cây, ngừng lại ở bức tường và nhìn ra cánh đồng cỏ ở xa và những đống khoáng chất ở mỏ, cao như những ngọn đồi dưới ánh nắng. Khi ông ta quay trở lại thì thấy ông lão đã đứng dậy, một tay cầm nón, một tay cầm gậy, đầu cúi xuống, mắt nhìn xuống đất. Jarvis trở lại bên ông lão bảo:
- Đã nghe ông nói, đã hiểu điều lúc nãy tôi không hiểu. Lòng tôi không phẫn nộ.
- Thưa Umnumzana.
- Cô chủ nhà đã về, cô con gái ông uSmith. Ông muốn gặp cô ấy không? Ông đã dễ chịu chưa?
- Thưa Umnumzana, chính vì việc đó mà tôi mới lại đây.
- Tôi hiểu. Và ông đã xúc động mạnh khi thấy tôi, ông không ngờ gặp tôi ở đây. Mà làm sao ông biết tôi?
- Tôi đã thấy Ngài cưỡi ngựa đi ngang qua Ndotsheni, trước giáo đường tôi.
Jarvis lắng tai nghe tiếng trong nhà, rồi hạ giọng hỏi:
- Vậy chắc ông cũng thấy con tôi chứ? Nó cũng thường cưỡi ngựa đi ngang qua Ndotsheni, cưỡi con ngựa mình hồng mà mặt trắng. Nó thường đeo những cây súng gỗ, ở dây lưng này, như mọi đứa trẻ khác.
Mặt ông lão nhăn nhó. Ông ta vẫn nhìn xuống đất và Jarvis thấy mấy giọt nước mắt rơi xuống đất. Chính Jarvis cũng xúc động, muốn cho cảnh đó phải chấm dứt, nhưng chưa biết nên nói sao.
- Thưa tôi nhớ, Umnumzana. Trông cậu ấy có cái gì rực rỡ.
Jarvis nói:
- Đúng, đúng, trông nó có cái gì rực rỡ.
- Thưa Umnumzana, thực khó nói quá. Nhưng lòng tôi thực đau xót cho ngài, cho Inkosikazi (2) và thiếm Inkosikazi (3) và cho các cô cậu.
Jarvis bảo:
- Được, được - giọng mạnh bạo - để tôi vô gọi cô chủ nhà ra.
Ông ta trở vô dắt nữ chủ nhân ra, nói tiếng Anh với cô này:
- Ông già này lại hỏi thăm người con gái một người bản xứ tên là Sibeko, trước có giúp việc nhà cho cháu ở Ixopo, vì gia đình bặt tin từ lâu rồi.
Cô con gái của Smith đáp:
- Cháu đã đuổi nó đi rồi. Mới đầu nó rất ngoan ngoãn và cháu hứa với ba nó là sẽ coi chừng nó cho. Nhưng rồi nó đổ đốn, nấu rượu lậu trong phòng nó. Nó bị bắt giam một tháng. Dĩ nhiên, sau đó cháu không thể cho nó trở lại làm được nữa.
Jarvis hỏi:
- Cháu có biết nó đi đâu không?
Cô ta trả lời bằng tiếng Anh:
- Làm sao biết được, mà cũng chẳng cần biết làm gì.
Jarvis nói bằng tiếng Zulu:
- Cô ấy không biết.
Nhưng không nói thêm rằng cô ấy không cần biết làm gì.
Ông lão đáp lại bằng tiếng Zulu:
- Xin đa tạ, xin chúc Umnumzana ở lại mạnh giỏi.
Ông ta cúi đầu chào thiếu phụ, nàng khẽ gật đầu đáp lại.
Ông ta đội nón lại, đi xuống con đường ra cửa sau theo tục lệ (4), người con gái của Smith trở vô nhà còn Jarvis đứng nhìn theo ông lão. Ông lão mở cửa bước ra khi quay lại để khép cửa, thấy Jarvis nhìn theo mình, ông ta cúi đầu chào.
Jarvis bảo:
- Umfundisi đi mạnh giỏi.
- Umnumzana ở lại mạnh giỏi.
Ông lão cất nón lên chào rồi lại đội xuống. Rồi ông chậm chạp bước đi, tiến lại phía con đường ra ga. Jarvis nhìn theo cho tới khi ông ta khuất bóng. Ông vừa quay lại trở vô nhà thì thấy bà vợ đi ra đón ông, và lo lắng nhận thấy rằng vợ mình đi lòm khòm như người già rồi.
Ông tiến về phía vợ, và bà đưa cánh tay ra khoác tay chồng.
- Có cái gì mà anh xúc động như vậy? Hồi nãy lúc anh trở vô nhà, anh xúc động mạnh lắm là làm sao?
Ông chồng đáp:
- Một chuyện đã qua bây giờ hiện lên. Nó hiện lên thình lình quá em à.
Bà không hỏi là chuyện gì mà đáp:
- Em biết.
Rồi ghì chặt cánh tay chồng hơn nữa bảo:
- Barbara mời chúng mình vô nhà ăn trưa đấy.

Chú thích:
1. Vì sự cách biệt giữa người da trắng và da đen.
2. Nghĩa tựa như phu nhân của ta.
3. Tức là quả phụ nàng dâu của Jarvis.
4. Người da đen vô nhà người da trắng thì phải do cửa sau

Message reputation : 100% (1 vote)
๖ۣۜKu•๖ۣۜMa
  • Member

๖ۣۜKu•๖ۣۜMa

Member




Jarvis ngồi trên chiếc ghế bành của con, còn bà vợ và nàng dâu trở về nhà ông bà Harrison. Sách, sách, và sách nữa, chưa thấy nhà nào có nhiều sách như vậy. Trên bàn la liệt giấy tờ, thư từ và sách nữa.
“ Thưa ông Jarvis, xin mời ông lại diễn thuyết tại Giám lý hội (1) Parkwold”
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi lấy làm hân hạnh được ông lại diễn thuyết ở câu lạc bộ Thanh niên Anglican Sophiatown”
“Thưa ông Jarvis, xin mời ông quá bộ lại tham dự cuộc thảo luận ở Đại học….”
Không ông Jarvis không thể lại diễn thuyết ở một nơi nào cả.
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi hân hạnh mời ông lại dự buổi họp hàng năm của hội Ki Tô và Do Thái…”.
“Ông bà H.B. Singh hân hạnh mời ông bà Jarvis lại dự tiệc cưới con gái đầu lòng của chúng tôi, cô Sarajini”
“ Xin mời ông bà Jarvis quá bộ lại dự dạ hội Toc. H ở thung lũng Van Wyk, cho buổi dạ hội được thêm long trọng…”
Không ông Jarvis không thể nhận những lời nhã nhặn đó được.
Trên tường bên cạnh các tủ sách, treo ba tấm hình: hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà trắng ở Vergelegen và bức tranh vẽ một phong cảnh đồng cỏ mùa đông, lơ thơ mấy gốc liễu trụi lá bên dòng nước.
Ông Jarvis đứng dậy bước lại nhìn các tủ sách. Riêng về Abraham Lincoln đã có mấy trăm cuốn. Một người mà sao có thể làm đề tài cho bấy nhiêu tác phẩm, chứa đầy một tủ sách. Một tủ nữa chứa các sách về Nam Phi: cuốn Tiểu sử Rhodes của Sarah Gertrude Millin, cuốn về Smuts cũng của nữ văn sĩ đó, cuốn Tiểu sử Louis Botha của Engelenburg, rồi các sách nghiên cứu về các vấn đề chủng tộc, về loài chim Nam Phi, về Kruger Park và vô số các sách khác nữa. Một tủ thứ ba đầy những sách viết bằng tiếng Afrikaans, nhưng đọc nhan đề ông chẳng hiểu gì cả. Rồi đây nữa sách về tôn giáo, về Nga Sô, về vấn đề phạm pháp, về tội nhân, có cả những tập thi tuyển nữa. Ông kiếm Shakespeare. Có cả Shakespeare.
Ông trở về ngồi ở chiếc ghế bành, ngắm nghía hồi lâu bức hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà Vergelegen và tấm tranh vẽ cành liễu bên dòng nước. Rồi ông kéo mấy tờ giấy lại gần.
Tờ thứ nhất là một bức thư của người thư ký câu lạc bộ Thanh niên Phi ở Claremont, đường Gladiolus gởi cho con ông, tỏ ý tiếc rằng con ông không lại dự buổi hội họp hằng năm được, và báo tin rằng con ông lại được bầu làm Hội trưởng một khoá nữa. Cuối thư có đoạn cú pháp kỳ cục này:
“ Cuộc họp hằng năm giao cho tôi cái việc mừng ông về điều đó, và đa tạ ông rất nhiều về tất cả thời gian ông đã hội họp với chúng tôi, về các vật mà ông đã tặng cho Hội. Nếu không có ông dự thì Hội này làm sao mà tổ chức được, đó là điều bí mật mà đa số chúng tôi không hiểu. Vì vậy chúng tôi nhất định bầu ông làm Hội trưởng một khoá nữa.
Tôi xin lỗi ông vì dùng tờ giấy này, nhưng xấp giấy viết thư của Hội chúng ta đã bị mất rồi do những hoàn cảnh bất ngờ.
Tôi xin trân trọng chào ông.
Washington Lefifi ” (2)
Còn tờ giấy kia có nét chữ của con ông. Chắc là những đoạn trong một bài hoặc một cuốn nào đó, vì hàng đầu là cuối một câu và hàng cuối là một câu còn dở dang chưa hết. Ông tìm không thấy những trang còn thiếu, bèn đọc những trang đó vậy:
“ Có thể chấp nhận được. Việc mà chúng ta đã làm khi tới Nam Phi có thể chấp nhận được. Phát triển những nguồn lợi lao của ta nhờ nhân công tại đó, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Dùng những người không chuyên môn vào một công việc không chuyên môn là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng lấy cớ là những việc không chuyên môn, mà không đào tạo những thợ chuyên môn thì là điều không chấp nhận được.
“ Khi chúng ta tìm thấy mỏ vàng, phải kiếm nhân công cho mỏ, đó là điều chấp nhận được. Lúc đó lập trại cho thợ mỏ, bắt vợ con họ phải ở xa châu thành, là điều có thể chấp nhận được. Chấp nhận được vì hồi đó chúng ta chưa biết gì cả và chúng ta còn thí nghiệm. Nhưng ngày nay chúng ta đã hiểu biết rồi thì điều đó không thể chấp nhận được nữa. Khi chúng ta biết rằng như vậy, là làm gia đình họ tan tành, mà chúng ta vẫn tiếp tục làm thì điều đó không sao chấp nhận được.
“ Nếu có sự thoả thuận của thợ thuyền, thì sự khai thác tài nguyên là điều chấp nhận được. Nhưng khai thác mà làm hại cho thợ thuyền, thì là điều không thể chấp nhận được. Không thể chấp nhận được cái việc đào vàng, chế tạo sản phẩm, hoặc cấy cầy ruộng đất, nếu việc khai thác, chế tạo, trồng trọt đó cần có một chính sách duy trì cảnh khốn khổ của thợ thuyền. Không thể chấp nhận được sự gia tăng tài sản của một số người, nếu họ chỉ có thể làm giầu trên lưng người khác. Sự thực chỉ có một danh từ để gọi các hành động ấy, danh từ “ bóc lột ”. Cái đó có thể chấp nhận được hồi chúng ta mới tới xứ này, vì lúc đó chúng ta không thể lường được, sự bóc lột đó đã làm cho đời sống cộng đồng của dân bản xứ tan nát ra sao, đời sống gia đình của dân bản xứ trụy lạc ra sao, họ hoá ra nghèo khổ, hà tiện ra sao, gây tội lỗi ra sao. Nhưng bây giờ chúng ta đã thấy những tai hại đó rồi, thì việc đó không thể chấp nhận được nữa.
“ Hồi xưa có thể chấp nhận được cái việc bỏ thí sự giáo dục cho dân bản xứ, cho ai muốn cáng đáng thì cáng đáng. Nghi ngờ sự ích lợi của việc giáo dục dân bản xứ, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay đã có kinh nghiệm rồi thì điều đó không chấp nhận được nữa. Một phần do sự phát triển kỹ nghệ của ta, một phần do những nguyên nhân ngoài ý muốn của ta, hiện nay số dân bản xứ ở các thành thị đã rất đông. Xã hội thời nào cũng vì cái lợi của xã hội, nếu không phải vì những lý do khác. Lo việc giáo dục con em để dạy cho chúng biết trọng pháp luật, có những mục đích hợp với đời sống xã hội. Phải dùng cách đó chứ không cách nào khác. Vậy mà chúng ta vẫn để mặc, vài người Âu lưu tâm tới vấn đề muốn dạy dỗ dân bản xứ ở thành thị ra sao tuỳ ý, mà không giúp họ tiền và phương tiện để họ phát triển công việc của họ, cái đó không thể chấp nhận được. Vả lại, chỉ xét riêng về cái lợi của xã hội thì chính sách đó còn nguy hại là khác.
“ Hồi xưa, việc tiêu diệt một bộ lạc, nó làm cản trở sự phát triển của xứ này, là điều có thể chấp nhận được, tin rằng sự tiêu diệt đó không sao tránh được là điều lúc đó có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay, thản nhiên nhìn một sự tiêu diệt như vậy, mà không kiếm cách thay thế nó bằng một cái gì khác, hoặc chỉ thay thế một chút thôi, để đến nỗi cả một dân tộc bị hủy hoại về thể chất và tinh thần, là một điều không thể chấp nhận được.
“ Chế độ bộ lạc cổ truyền mặc dầu tàn nhẫn, dã man, mặc dầu có nhiều mê tín dị đoan, pháp thuật, cũng vẫn là một chế độ luân lý. Dân bản xứ chúng ta thời nay thành những kẻ phạm pháp, mãi dâm, nghiện rượu, không phải vì bản tính của họ như vậy, mà vì các chế độ trật tự chất phác, cái hệ thống tập tục, truyền thống của họ đã bị hủy hoại. Vậy xã hội văn mình của chúng ta, không thể trốn tránh được cái bổn phận thành lập cho họ một chế độ trật tự với những tập tục, truyền thống khác.
“Đành rằng thời trước chúng ta hy vọng rằng dùng một chính sách chia cách chủng tộc, thì điều đó có thể duy trì chế độ bộ lạc. Điều đó hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng chúng ta chưa bao giờ theo chính sách đó một cách đúng đắn hoặc thành tâm. Chúng ta để ra một phần mười đất đai cho bốn phần năm dân số. Như vậy chúng ta làm cho – có người bảo rằng chúng ta cố ý làm cho – nhân công bản xứ nhất định phải đổ dồn về các châu thành. Thế là chúng ta phải chịu hậu quả của tính ích kỷ của chúng ta.
“ Không nên làm cho vấn đề có vẻ kém quan trọng đi. Không nên gây cảm tưởng rằng giải quyết vấn đề đó là việc dễ. Không nên coi thường những nỗi lo lắng, sợ sệt nó bao vây chúng ta. Nhưng dù chúng ta lo lắng, sợ sệt hay không thì chúng ta cũng không được trốn tránh vấn đề luân lý, vì chúng ta những người theo Ki Tô giáo.
“Đã tới lúc….”
Tới đó hết trang, Jarvis đương say mê đọc, kiếm đoạn tiếp nhưng coi hết các tờ giấy bừa bãi trên bàn, mà không thấy được thêm trang nào nữa. Ông đốt thuốc, kéo mấy tờ giấy lại gần mình và đọc lại.
Khi đã đọc xong lần thứ nhì, ông vẫn tiếp tục hút thuốc, trầm ngâm suy tư. Rồi ông đứng dậy, lại đứng trước tủ chứa sách về Lincoln, ngó lên bức hình của bậc vĩ nhân đã ảnh hưởng lớn tới con ông như vậy. Ông nhìn qua nhan đề mấy trăm cuốn sách, đẩy miếng kính qua một bên, lấy ra một cuốn. Rồi ông trở về ngồi ở ghế bành, lật trang sách. Tới một chương nhan đề: Bài diễn văn nổi tiếng ở Gettysburg, một diễn văn mới đầu không ai để ý tới, rồi sau được coi là một trong những diễn văn quan trọng nhất của thế giới. Ông lật mấy trang mở đầu, tới bài diễn văn, rồi chăm chú đọc từ hàng đầu tới hàng cuối. Đọc xong ông lại hút thuốc, suy nghĩ miên man. Được một lát ông đứng dậy, đặt trả cuốn sách vào chỗ cũ, khép tủ lại. Nghĩ sao ông lại mở tủ ra, lấy cuốn sách bỏ vào túi, rồi đẩy tấm kính khép lại. Ông ngó đồng hồ đeo tay, gõ ống điếu vào lò sưởi để trút hết tàn thuốc, đội nón, cầm lấy chiếc can.
Ông chậm rãi xuống cầu thang mở cái cửa đưa tới hành lang bi thảm đó. Ông dỡ nón ngó vết sẫm ở trên sàn. Ông không cố ý gợi lại mà tự nhiên hình ảnh em bé ở High Place hiện lên trong óc ông, một em bé chơi mấy cây súng bằng gỗ. Ông đi dọc theo hành lang, lơ đãng không nhìn thấy gì cả bước qua cái cửa mà mấy hôm trước thình lình thần chết đã ùa vô. Thầy cảnh sát chào ông, ông đáp lại bằng mấy lời bâng quơ chẳng có ý nghĩa gì cả. Ông lại đội nón lên, bước ra cửa rào. Ông do dự ngó hai phía đầu và cuối con đường cái. Rồi gắng sức bước đi. Thầy cảnh sát thở dài, vươn vai.

1. Một giáo phái của Anh: Methodist.
2. Giọng thư ngây ngô, vì người viết là một người da đen ít học.


Giọng bò mộng vang lên trong công viên. Có nhiều cảnh sát cả da trắng lẫn da đen. Nhìn thấy họ đứng đó, hô hào một đám đông như vậy, thì dĩ nhiên là thấy mình có uy lực lắm, vì giọng bò mộng gầm thét, lên cao rồi hạ xuống.
Có người chỉ nghe cái giọng đó thôi cũng đủ xúc động. Có người nhớ lại lần đầu tiên nghe giọng đó, tưởng đâu như mới hôm qua, nhớ lại sự kích động của mình, nhớ lại cảm giác kỳ dị chạy khắp thân thể như bị điện giựt. Vì giọng đó có một ma lực, có cái gì hăm dọa như chính châu Phi dồn chứa trong đó. Có tiếng sư tử gầm trong đó, trên những ngọn núi u ám.
Dubula và Tomlinson đứng nghe, nửa khinh bỉ, nửa ganh tị. Vì giọng đó có thể kích động hàng ngàn người, nhưng thiếu đầu óc ở phía sau nên không biết nên nói cái gì, mà dù có biết nên nói gì thì không đủ can đảm để nói.
Bọn cảnh sát đứng nghe, một người bảo bạn:
- Thằng cha này nguy hiểm.
Người kia đáp:
- Công việc của mình không phải là suy nghĩ về chuyện đó.
John Kumalo hô hào:
“ Chúng ta không đòi hỏi cái gì quá lố không chấp nhận được. Chúng ta chỉ đòi được cái phần xứng với công khó nhọc sản xuất của chúng ta thôi. Người ta mới tìm thấy thêm được mỏ vàng và Nam Phi lại phong phú lên. Chúng ta chỉ đòi cái phần của chúng ta thôi. Vàng đó sẽ nằm nguyên trong lòng đất nếu chúng ta không đào nó lên. Tôi không bảo rằng đó là vàng của chúng ta, tôi chỉ bảo rằng chúng ta phải được hưởng cái phần của chúng ta. Đó là vàng của mọi người, da trắng, da đen, da màu và Ấn Độ. Nhưng ai sẽ được hưởng cái phần lớn nhất đây, ai? ”
Tới đây cái giọng bò mộng gầm lên trong họng. Một làn sóng lao xao nổi lên trong lòng quần chúng. Cảnh sát ngửng lên canh gác cẩn thận hơn, trừ nhưng nhân viên đã nghe quen rồi, và biết rằng gã Kumalo này chỉ hăng tới mức đó thôi chứ không dám tiến xa hơn nữa. Sẽ xảy ra sao nhỉ nếu giọng đó gào lên những lời nó vẫn gào trong nhà riêng của nó, cứ gào lớn lên hoài, lớn lên nữa mà không hạ xuống, và nếu quần chúng cũng nổi lên theo, bị giọng đó làm cho như điên, như cuồng, mà có những tư tưởng phản loạn, chế ngự, biểu lộ uy lực và đòi chiếm hữu? Sẽ ra sao nhỉ nếu giọng đó miêu tả hình ảnh một châu Phi thức tỉnh, một châu Phi phục sinh, một châu Phi hắc ám và man rợ? Có khó gì đâu, chẳng cần có một bộ óc khác thường cũng nghĩ ra được những ý đó. Nhưng con người đó nhút nhát, nên tiếng sấm gầm lên rồi tắt dần, và quần chúng rùng mình, trở lại bình tĩnh.
John Kumalo cất tiếng hỏi:
“Đòi thêm tiền có phải là một cái tội không? Chúng ta được lãnh ít quá. Chúng ta chỉ đòi cái phần của chúng ta thôi, đủ để nuôi vợ con khỏi chết đói. Vì chúng ta được trả công ít quá. Uỷ ban Landsown bảo rằng chúng ta được lãnh ít quá. Uỷ ban Smith bảo rằng chúng ta được lãnh ít quá ”
Tới đây giọng lại gầm lên và quần chúng lại bị kích động, Kumalo nói tiếp:
“ Chúng ta biết rằng chúng ta được lãnh ít quá. Chúng ta chỉ đòi được những cái mà thợ thuyền trên khắp thế giới chiến đấu cho được, tức là cái quyền được bán sức lao động của chúng ta cho đúng giá, được nuôi vợ con một cách đàng hoàng.
Người ta bảo rằng tăng tiền công lên thì sở mỏ phải đóng cửa. Nếu vậy thì kỹ nghệ khai mỏ ích lợi gì đâu? Nếu nó chỉ sống được trên sự khốn cùng của chúng ta thì duy trì cho nó sống làm gì? Người ta bảo nó làm cho xứ này giầu có lên, nhưng chúng ta thấy sự giầu có đó ở đâu? Chúng ta phải chịu nghèo khổ để cho người khác được giầu có ư? ”
Đám đông lao xao lên như có một cuồng phong thổi vào. Này, John Kumalo, đã tới lúc cái giọng bò mộng đó nên vang lên, bay vút lên tới chín từng mây đấy. Đã tới lúc nên dùng những tiếng phẫn nộ, những tiếng man rợ, quá khích để thức tỉnh quần chúng, làm cho họ nổi xung, khởi loạn lên rồi đấy. Nhưng Kumalo biết rồi. Hắn biết rằng hắn có một năng lực rất lớn, một năng lực mà hắn sợ. Và giọng hắn hạ xuống; tiếng tan dần trên núi và âm hưởng mỗi lúc một nhỏ đi.
Người cảnh sát lúc nãy lặp lại:
- Tôi cho rằng thằng cha này nguy hiểm.
Người cảnh sát kia đáp:
- Bây giờ nghe hắn nói tôi mới thấy anh nói có lý. Còn đợi gì mà không tóm cổ thằng chó ghẻ này hả?
Người thứ nhất nói:
- Còn đợi gì mà không cho nó ăn đạn?
- Ừ, cho nó ăn vài viên đạn đi.
Người thứ nhất nói:
- Chính quyền chỉ giỡn với lửa.
- Đúng đấy.
Kumalo lại nói:
“ Chúng ta chỉ đòi hỏi sự công bằng thôi. Ở đây chúng ta không đòi được bình đẳng, tự do, không đòi bỏ chính sách phân biệt màu da. Chúng ta chỉ đòi hỏi cái kỹ nghệ phong phú nhất thế giới này trả thêm tiền công cho chúng ta thôi. Kỹ nghệ đó không có sức lao động của chúng ta. Chúng ta thôi không làm việc nữa thì kỹ nghệ đó sẽ chết. Và tôi bảo này, thà thôi làm còn hơn là làm với số tiền công như vậy.”
Các cảnh sát bản xứ lanh lẹ hơn, canh gác cẩn thận hơn. Họ đứng ở chỗ của họ như lính chiến. Ai mà biết được họ nghĩ gì về lời kêu gọi quần chúng đó: họ có suy nghĩ gì không ai mà biết được. Cuộc mít-tinh này yên lặng có trật tự. Và nếu nó cứ yên lặng có trật tự như vậy thì để mặc nó. Nhưng hễ hơi thấy có dấu hiệu hỗn loạn là họ sẽ tóm cổ John Kumalo, thẩy hắn lên xe cây, đem hắn đi. Và tiệm thợ mộc mỗi tuần lời được tám, mười hai bảng sẽ ra sao? Còn những cuộc thảo luận trong tiệm với những người từ mọi nơi tới nghe hắn thuyết nữa không?
Có những người mong được tuẫn đạo, có những người biết rằng vô khám thì uy thế của mình tăng lên, có những người sẵn sàng vô khám chẳng hề nghĩ rằng uy thế của mình tăng hay giảm. Nhưng Kumalo thuộc những hạng người đó. Trong khám có ai mà vỗ tay khen mình.
…. (1)
John Kumalo nói:
“ Tôi không giữ anh chị em lại lâu hơn nữa đâu. Đã trễ rồi và còn một diễn giả nữa đã ghi tên, và phải để anh chị em về nhà chứ nếu không thì sẽ có nhiều người bị chuyện lôi thôi với cảnh sát. Tôi thì không sao nhưng có những bạn buộc phải có giấy thông hành thì điều đó quan trọng đấy. Và chúng ta không muốn làm phiền ty cảnh sát. Tôi nhắc lại: chúng ta bán sức lao động và con người có quyền bán sức lao động cho đúng giá. Chiến tranh vừa rồi sở dĩ phát sinh là để binh vực quyền tự do đó. Nhiều lính Phi châu của chúng ta đã chiến đấu cho quyền tự do đó.”
Giọng nói lại như gầm lên. Sắp có cái gì đây.
“ Không phải chỉ riêng ở đây mà ở khắp cả Phi châu, cái lục địa mênh mông mà hiện người Phi chúng ta đương sống đây ”
Quần chúng cũng gầm lên. Câu đó có hai ý nghĩa, vô hại, một ý nghĩa nguy hiểm. John Kumalo nói theo cái nghĩa kia mà nghĩ qua cái nghĩa này.
“ Vậy chúng ta phải bán sức lao động của chúng ta cho đúng giá. Nếu một kỹ nghệ không thể mua sức lao động của chúng ta đúng giá được thì cho nó dẹp đi, chứ chúng ta đừng nên bán rẻ sức lao động để cho kỹ nghệ sống bất kỳ là kỹ nghệ nào ”
John Kumalo ngồi xuống và quần chúng hò hét vỗ tay hoan hô, như một làn sóng vĩ đại. Họ là những người chất phác, không biết rằng con người hô hào họ đó có thể trở thành một nhà hùng biện bậc nhất trong xứ nếu có thêm được một điều kiện nữa, điều kiện duy nhất mà hắn thiếu. Họ chỉ nghe cái giọng bò mộng, hăng tiết lên một lúc rồi thì xẹp, nhưng con người đó sau khi làm cho họ xẹp rồi lại có thể kích thích cho họ hăng lên được nữa.
Msimangu bảo:
- Bây giờ huynh đã nghe ông ta hô hào rồi chứ?
Stephen Kumalo gật đầu:
- Tôi chưa bao giờ được nghe thấy như vậy. Ngay như tôi đây – là anh chú ấy – mà chú ấy cũng đã bắt tôi theo ý muốn của chú ấy.
- Quả là một sức mạnh. Tại sao Thượng Đế lại cho một người có sức lôi cuốn mạnh như vậy, điều đó chúng ta không thể hiểu được. Nhưng nếu người đó là một nhà thuyết giáo thì cả thế giới sẽ theo ông ta.
Kumalo lập lại:
- Tôi chưa bao giờ được nghe thấy như vậy.
Msimangu có giọng nghiêm nghị:
- Có lẽ chúng ta nên cảm ơn Thượng Đế rằng ông ta đồi bại, vì nếu không vậy ông ta có thể làm cho xứ này ngập máu. Ông ta đồi bại vì ông ta giầu, sợ mất của cải của mình, và sợ mất cái uy thế của mình. Chúng ta không bao giờ hiểu được cái đó. Huynh muốn về chưa hay muốn nghe diễn giả Tomlinson này?
- Tôi muốn ở lại nghe.
- Vậy thì chúng ta lại gần nữa đi, ông này nói khó nghe.


- Thưa bác, đã muốn về chưa, bác Jarvis?
- Ừ về thôi cháu John.
- Thưa bác nghĩ sao?
Jarvis đáp cụt ngủn:
- Không ưa cái trò đó.
- Cháu không muốn hỏi vậy. Cháu muốn nói rằng chúng ta đã chứng kiến một biến cố, phải vậy không bác?
Jarvis càu nhàu:
- Bác không ưa cái đó. Thôi về câu lạc bộ của cháu đi.
John Harrison nghĩ bụng:
- Bác ấy già quá rồi để đương đầu với cái đó. Chẳng nên trách làm chi. Mà ba mình cũng vậy.
Cậu lên xe, cho xe chạy. Và cậu điềm tĩnh nghĩ thầm: “ Nhưng mình thì mình phải đương đầu ”.


Viên đại uý chào thượng cấp.
- Tôi xin báo cáo, đại tá.
- Sao việc xảy ra sao, đại uý.
- Thưa không có chuyện lộn xộn. Nhưng tên Kumalo đó nguy hiểm. Hắn lôi cuốn quần chúng tới một mức nào đó, rồi thì lùi lại. Nếu không có bọn chúng ta ở đó thì chắc có lắm chuyện.
- Vậy chúng ta phải có mặt ở đó, thế thôi. Thật lạ lùng, lời báo cáo nào cũng giống nhau: nó tiến tới một mức nào đó rồi thì ngừng. Tại sao ông bảo rằng nó nguy hiểm?
- Thưa đại tá, tại cái giọng của nó. Tôi chưa nghe thấy cái giọng nào như vậy, như một đại phong cầm. Người ta thấy cả một đám đông dao động lên. Chính tôi cũng cảm thấy vậy. Cơ hồ như lúc đó hắn thấy cái gì xảy ra rồi và hắn tự ghìm lại.
Viên đại tá chỉ đáp:
- Nhát gan. Tôi đã nghe người ta nói như ông. Để hôm nào tôi phải đi nghe cái giọng nó mới được.
- Thưa đại tá, sẽ có đình công không?
- Tôi cũng tự hỏi vậy. Có thể gây chuyện bực mình đấy. Mà chúng mình lúc này bù đầu rồi. Thôi khuya rồi đại uý về nghỉ đi.
- Kính chào đại tá.
- Chào ông. À, ông Harry!
- Dạ.
- Nghe nói ông sắp được thăng chức?
- Cảm ơn đại tá.
- Như vậy một ngày kia ông sẽ thay tôi. Lương cao chức lớn, uy danh này. Và đủ các nỗi lo lắng trên đời nữa. Người ta có cảm giác ngồi trên một hoả diệm sơn. Không biết có bõ không? Thôi chào ông.
- Kính chào đại tá.
Viên đại tá thở dài, kéo xấp giấy lại gần, cau mày ra vẻ suy tư. Ông ta nói:
- Lương cao, chức lớn, uy danh này.
Rồi cúi xuống làm việc.



Nếu có cuộc đình công thì tình thế sẽ nghiêm trọng. Vì có ba trăm ngàn thợ mỏ da đen ở Witwatersrand. Họ tới đây từ các miền Transkei, Batusoland, Zuzuland, Bechuanaland, Seukuniland và từ cả những xứ ở ngoài Nam Phi nữa. Họ là những người chất phác, thất học, những dân quen sống trong bộ lạc, dễ bị bọn dẫn đạo lôi cuốn. Mà khi họ đình công thì họ nổi điên lên, nhốt nhân viên trong phòng giấy, liệng ve chai, gạch đá, và nổi lửa đốt hãng. Đành rằng có tới cả trăm mỏ cất trại cho họ ở, và như vậy dễ kiểm soát họ. Nhưng họ có thể phá phách dữ dội, làm nguy tánh mạng nhiều người và làm tê liệt kỹ nghệ lớn nhất của Nam Phi, kỹ nghệ làm cơ sở cho Nam Phi, định đoạt sự sinh tồn của Nam Phi.
Có tiếng đồn đáng ngại rằng cuộc đình công sẽ không hạn chế trong các mỏ mà lan ra mọi kỹ nghệ, tới sở hoả xa, sở hàng hải. Người ta còn đồn rằng, mọi người da đen, đàn ông cũng như đàn bà sẽ đình công hết ráo; trường học, giáo đường sẽ đóng cửa. Họ sẽ ở không, cau có, lang thang trên mọi đường phố trên mọi châu thành, mọi làng xóm, trên mọi đường cái, và trong mọi trại ruộng. Tám triệu người da đen. Nhưng cái đó vô lý không tin được. Họ đâu được tổ chức để đình công như vậy, họ sẽ phải khốn khổ ghê gớm, sẽ chết đói. Tuy nhiên chỉ nghĩ tới cái điều vô lý đó cũng đủ đâm hoảng rồi, và bây giờ người da trắng mới nhận thức được đời sống của mình tùy thuộc sức lao động của người da đen tới mức nào.
Thời này, thật toàn những ưu tư, ai cũng nhận vậy. Có những biến cố kỳ dị xảy ra trên thế giới, thế giới không bao giờ để cho Nam Phi được yên.


Cuộc đình công phát ra và đã chấm dứt. Nó không lan ra ngoài các mỏ. Nó phát mạnh nhất ở Driefontein; người ta phải kêu lực lượng cảnh sát tới dùng áp lực buộc thợ mỏ da đen trở vô mỏ làm việc. Có cuộc ẩu đả và ba thợ mỏ da đen bị giết. Nhưng theo báo cáo thì bây giờ mọi sự đều yên rồi.
Hội nghị hằng năm giáo khu Johannesburg trước kia có biết chuyện mỏ miếc gì đâu. Nhưng thời đại đã thay đổi và hình như bây giờ họ không còn hạn chế hoạt động trong vấn đề tôn giáo nữa và một vị mục sư đã diễn thuyết về cái chuyện mỏ đó. Ông ta bảo rằng tới lúc phải thừa nhận Nghiệp đoàn thợ mỏ châu Phi, và còn báo trước rằng nếu không thừa nhận thì sẽ có cuộc đổ máu đấy. Có lẽ ông ta muốn nói rằng phải coi nghiệp đoàn là một tổ chức có trách nhiệm, được quyền thương lượng với chủ nhân về điều kiện làm việc và tiền công. Nhưng một người gọi là phát ngôn viên vạch ra rằng tụi thợ mỏ da đen vốn chất phác, biết quái gì về thương với lượng, chỉ để cho bọn khuấy rối vô lương tâm xỏ mũi thôi. Dù sao thì ai cũng biết rằng hễ tăng phí tổn khai mỏ lên thì sẽ nguy cho sự sinh tồn của mỏ, mà nguy cho cả sự sinh tồn của Nam Phi nữa.
Vấn đề rắc rối đó có nhiều khía cạnh quá. Người ta cứ ương ngạnh bàn về tình trạng xói mòn đất đai, về sự suy tàn của bộ lạc, về cái tội thiếu trường, số phạm pháp tăng lên, như thể tất cả những cái đó đều liên quan tới vấn đề mỏ cả. Cứ suy luận thêm chút nữa đi rồi sẽ đưa cả vấn đề Cộng Hoà vô, rồi vấn đề hai sinh ngữ chính thức, vấn đề kiều dân ngoại quốc, cả vấn đề Palestine nữa, có mà Trời mới biết cho hết được. Cho nên, tốt hơn là đừng suy nghĩ tới nó nữa.
Trong khi chờ đợi, cứ biết rằng cuộc đình công chấm dứt rồi, số người thiệt mạng ít một cách không ngờ. Mọi sự yên cả rồi, người ta báo cáo vậy, yên hết rồi.
Ở ngoài cảng vắng tanh, nước vẫn vỗ vào bờ đá. Trong khu rừng âm u và tịch mịch, một chiếc lá rụng. Sau những tấm ván đánh bóng, mối vẫn đục gỗ. Có cái gì yên đâu, trừ phi đối với bọn điên.

Chú thích:
1. Trong bản dịch tiếng Pháp của nhà Albin Michel năm 1950, ở đây còn một đoạn độ 15 hàng nữa, mà bản tiếng Anh của nhà Charles Scirbners Sons – 1959 không có, chắc là tác giả đã cắt bỏ.

Message reputation : 100% (1 vote)
๖ۣۜKu•๖ۣۜMa
  • Member

๖ۣۜKu•๖ۣۜMa

Member




Jarvis ngồi trên chiếc ghế bành của con, còn bà vợ và nàng dâu trở về nhà ông bà Harrison. Sách, sách, và sách nữa, chưa thấy nhà nào có nhiều sách như vậy. Trên bàn la liệt giấy tờ, thư từ và sách nữa.
“ Thưa ông Jarvis, xin mời ông lại diễn thuyết tại Giám lý hội (1) Parkwold”
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi lấy làm hân hạnh được ông lại diễn thuyết ở câu lạc bộ Thanh niên Anglican Sophiatown”
“Thưa ông Jarvis, xin mời ông quá bộ lại tham dự cuộc thảo luận ở Đại học….”
Không ông Jarvis không thể lại diễn thuyết ở một nơi nào cả.
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi hân hạnh mời ông lại dự buổi họp hàng năm của hội Ki Tô và Do Thái…”.
“Ông bà H.B. Singh hân hạnh mời ông bà Jarvis lại dự tiệc cưới con gái đầu lòng của chúng tôi, cô Sarajini”
“ Xin mời ông bà Jarvis quá bộ lại dự dạ hội Toc. H ở thung lũng Van Wyk, cho buổi dạ hội được thêm long trọng…”
Không ông Jarvis không thể nhận những lời nhã nhặn đó được.
Trên tường bên cạnh các tủ sách, treo ba tấm hình: hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà trắng ở Vergelegen và bức tranh vẽ một phong cảnh đồng cỏ mùa đông, lơ thơ mấy gốc liễu trụi lá bên dòng nước.
Ông Jarvis đứng dậy bước lại nhìn các tủ sách. Riêng về Abraham Lincoln đã có mấy trăm cuốn. Một người mà sao có thể làm đề tài cho bấy nhiêu tác phẩm, chứa đầy một tủ sách. Một tủ nữa chứa các sách về Nam Phi: cuốn Tiểu sử Rhodes của Sarah Gertrude Millin, cuốn về Smuts cũng của nữ văn sĩ đó, cuốn Tiểu sử Louis Botha của Engelenburg, rồi các sách nghiên cứu về các vấn đề chủng tộc, về loài chim Nam Phi, về Kruger Park và vô số các sách khác nữa. Một tủ thứ ba đầy những sách viết bằng tiếng Afrikaans, nhưng đọc nhan đề ông chẳng hiểu gì cả. Rồi đây nữa sách về tôn giáo, về Nga Sô, về vấn đề phạm pháp, về tội nhân, có cả những tập thi tuyển nữa. Ông kiếm Shakespeare. Có cả Shakespeare.
Ông trở về ngồi ở chiếc ghế bành, ngắm nghía hồi lâu bức hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà Vergelegen và tấm tranh vẽ cành liễu bên dòng nước. Rồi ông kéo mấy tờ giấy lại gần.
Tờ thứ nhất là một bức thư của người thư ký câu lạc bộ Thanh niên Phi ở Claremont, đường Gladiolus gởi cho con ông, tỏ ý tiếc rằng con ông không lại dự buổi hội họp hằng năm được, và báo tin rằng con ông lại được bầu làm Hội trưởng một khoá nữa. Cuối thư có đoạn cú pháp kỳ cục này:
“ Cuộc họp hằng năm giao cho tôi cái việc mừng ông về điều đó, và đa tạ ông rất nhiều về tất cả thời gian ông đã hội họp với chúng tôi, về các vật mà ông đã tặng cho Hội. Nếu không có ông dự thì Hội này làm sao mà tổ chức được, đó là điều bí mật mà đa số chúng tôi không hiểu. Vì vậy chúng tôi nhất định bầu ông làm Hội trưởng một khoá nữa.
Tôi xin lỗi ông vì dùng tờ giấy này, nhưng xấp giấy viết thư của Hội chúng ta đã bị mất rồi do những hoàn cảnh bất ngờ.
Tôi xin trân trọng chào ông.
Washington Lefifi ” (2)
Còn tờ giấy kia có nét chữ của con ông. Chắc là những đoạn trong một bài hoặc một cuốn nào đó, vì hàng đầu là cuối một câu và hàng cuối là một câu còn dở dang chưa hết. Ông tìm không thấy những trang còn thiếu, bèn đọc những trang đó vậy:
“ Có thể chấp nhận được. Việc mà chúng ta đã làm khi tới Nam Phi có thể chấp nhận được. Phát triển những nguồn lợi lao của ta nhờ nhân công tại đó, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Dùng những người không chuyên môn vào một công việc không chuyên môn là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng lấy cớ là những việc không chuyên môn, mà không đào tạo những thợ chuyên môn thì là điều không chấp nhận được.
“ Khi chúng ta tìm thấy mỏ vàng, phải kiếm nhân công cho mỏ, đó là điều chấp nhận được. Lúc đó lập trại cho thợ mỏ, bắt vợ con họ phải ở xa châu thành, là điều có thể chấp nhận được. Chấp nhận được vì hồi đó chúng ta chưa biết gì cả và chúng ta còn thí nghiệm. Nhưng ngày nay chúng ta đã hiểu biết rồi thì điều đó không thể chấp nhận được nữa. Khi chúng ta biết rằng như vậy, là làm gia đình họ tan tành, mà chúng ta vẫn tiếp tục làm thì điều đó không sao chấp nhận được.
“ Nếu có sự thoả thuận của thợ thuyền, thì sự khai thác tài nguyên là điều chấp nhận được. Nhưng khai thác mà làm hại cho thợ thuyền, thì là điều không thể chấp nhận được. Không thể chấp nhận được cái việc đào vàng, chế tạo sản phẩm, hoặc cấy cầy ruộng đất, nếu việc khai thác, chế tạo, trồng trọt đó cần có một chính sách duy trì cảnh khốn khổ của thợ thuyền. Không thể chấp nhận được sự gia tăng tài sản của một số người, nếu họ chỉ có thể làm giầu trên lưng người khác. Sự thực chỉ có một danh từ để gọi các hành động ấy, danh từ “ bóc lột ”. Cái đó có thể chấp nhận được hồi chúng ta mới tới xứ này, vì lúc đó chúng ta không thể lường được, sự bóc lột đó đã làm cho đời sống cộng đồng của dân bản xứ tan nát ra sao, đời sống gia đình của dân bản xứ trụy lạc ra sao, họ hoá ra nghèo khổ, hà tiện ra sao, gây tội lỗi ra sao. Nhưng bây giờ chúng ta đã thấy những tai hại đó rồi, thì việc đó không thể chấp nhận được nữa.
“ Hồi xưa có thể chấp nhận được cái việc bỏ thí sự giáo dục cho dân bản xứ, cho ai muốn cáng đáng thì cáng đáng. Nghi ngờ sự ích lợi của việc giáo dục dân bản xứ, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay đã có kinh nghiệm rồi thì điều đó không chấp nhận được nữa. Một phần do sự phát triển kỹ nghệ của ta, một phần do những nguyên nhân ngoài ý muốn của ta, hiện nay số dân bản xứ ở các thành thị đã rất đông. Xã hội thời nào cũng vì cái lợi của xã hội, nếu không phải vì những lý do khác. Lo việc giáo dục con em để dạy cho chúng biết trọng pháp luật, có những mục đích hợp với đời sống xã hội. Phải dùng cách đó chứ không cách nào khác. Vậy mà chúng ta vẫn để mặc, vài người Âu lưu tâm tới vấn đề muốn dạy dỗ dân bản xứ ở thành thị ra sao tuỳ ý, mà không giúp họ tiền và phương tiện để họ phát triển công việc của họ, cái đó không thể chấp nhận được. Vả lại, chỉ xét riêng về cái lợi của xã hội thì chính sách đó còn nguy hại là khác.
“ Hồi xưa, việc tiêu diệt một bộ lạc, nó làm cản trở sự phát triển của xứ này, là điều có thể chấp nhận được, tin rằng sự tiêu diệt đó không sao tránh được là điều lúc đó có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay, thản nhiên nhìn một sự tiêu diệt như vậy, mà không kiếm cách thay thế nó bằng một cái gì khác, hoặc chỉ thay thế một chút thôi, để đến nỗi cả một dân tộc bị hủy hoại về thể chất và tinh thần, là một điều không thể chấp nhận được.
“ Chế độ bộ lạc cổ truyền mặc dầu tàn nhẫn, dã man, mặc dầu có nhiều mê tín dị đoan, pháp thuật, cũng vẫn là một chế độ luân lý. Dân bản xứ chúng ta thời nay thành những kẻ phạm pháp, mãi dâm, nghiện rượu, không phải vì bản tính của họ như vậy, mà vì các chế độ trật tự chất phác, cái hệ thống tập tục, truyền thống của họ đã bị hủy hoại. Vậy xã hội văn mình của chúng ta, không thể trốn tránh được cái bổn phận thành lập cho họ một chế độ trật tự với những tập tục, truyền thống khác.
“Đành rằng thời trước chúng ta hy vọng rằng dùng một chính sách chia cách chủng tộc, thì điều đó có thể duy trì chế độ bộ lạc. Điều đó hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng chúng ta chưa bao giờ theo chính sách đó một cách đúng đắn hoặc thành tâm. Chúng ta để ra một phần mười đất đai cho bốn phần năm dân số. Như vậy chúng ta làm cho – có người bảo rằng chúng ta cố ý làm cho – nhân công bản xứ nhất định phải đổ dồn về các châu thành. Thế là chúng ta phải chịu hậu quả của tính ích kỷ của chúng ta.
“ Không nên làm cho vấn đề có vẻ kém quan trọng đi. Không nên gây cảm tưởng rằng giải quyết vấn đề đó là việc dễ. Không nên coi thường những nỗi lo lắng, sợ sệt nó bao vây chúng ta. Nhưng dù chúng ta lo lắng, sợ sệt hay không thì chúng ta cũng không được trốn tránh vấn đề luân lý, vì chúng ta những người theo Ki Tô giáo.
“Đã tới lúc….”
Tới đó hết trang, Jarvis đương say mê đọc, kiếm đoạn tiếp nhưng coi hết các tờ giấy bừa bãi trên bàn, mà không thấy được thêm trang nào nữa. Ông đốt thuốc, kéo mấy tờ giấy lại gần mình và đọc lại.
Khi đã đọc xong lần thứ nhì, ông vẫn tiếp tục hút thuốc, trầm ngâm suy tư. Rồi ông đứng dậy, lại đứng trước tủ chứa sách về Lincoln, ngó lên bức hình của bậc vĩ nhân đã ảnh hưởng lớn tới con ông như vậy. Ông nhìn qua nhan đề mấy trăm cuốn sách, đẩy miếng kính qua một bên, lấy ra một cuốn. Rồi ông trở về ngồi ở ghế bành, lật trang sách. Tới một chương nhan đề: Bài diễn văn nổi tiếng ở Gettysburg, một diễn văn mới đầu không ai để ý tới, rồi sau được coi là một trong những diễn văn quan trọng nhất của thế giới. Ông lật mấy trang mở đầu, tới bài diễn văn, rồi chăm chú đọc từ hàng đầu tới hàng cuối. Đọc xong ông lại hút thuốc, suy nghĩ miên man. Được một lát ông đứng dậy, đặt trả cuốn sách vào chỗ cũ, khép tủ lại. Nghĩ sao ông lại mở tủ ra, lấy cuốn sách bỏ vào túi, rồi đẩy tấm kính khép lại. Ông ngó đồng hồ đeo tay, gõ ống điếu vào lò sưởi để trút hết tàn thuốc, đội nón, cầm lấy chiếc can.
Ông chậm rãi xuống cầu thang mở cái cửa đưa tới hành lang bi thảm đó. Ông dỡ nón ngó vết sẫm ở trên sàn. Ông không cố ý gợi lại mà tự nhiên hình ảnh em bé ở High Place hiện lên trong óc ông, một em bé chơi mấy cây súng bằng gỗ. Ông đi dọc theo hành lang, lơ đãng không nhìn thấy gì cả bước qua cái cửa mà mấy hôm trước thình lình thần chết đã ùa vô. Thầy cảnh sát chào ông, ông đáp lại bằng mấy lời bâng quơ chẳng có ý nghĩa gì cả. Ông lại đội nón lên, bước ra cửa rào. Ông do dự ngó hai phía đầu và cuối con đường cái. Rồi gắng sức bước đi. Thầy cảnh sát thở dài, vươn vai.

1. Một giáo phái của Anh: Methodist.
2. Giọng thư ngây ngô, vì người viết là một người da đen ít học.


Bà Lithebe và Gertrude vô nhà rồi, bà Lithebe bèn khép cửa lại.
- Tôi rán hiểu cháu, mà hiểu không nổi.
- Con có làm gì bậy đâu?
- Tôi không bảo rằng cháu làm bậy. Nhưng cháu không hiểu cái nhà này, không hiểu những người ở trong nhà này.
Gertrude đứng, mặt bí xí:
- Con hiểu chứ.
- Hiểu thì tại sao cháu lại chuyện trò với hạng người như vậy.
- Con đâu có biết rằng họ không phải là hạng người đàng hoàng.
- Thế cháu không nghe cái cách họ nói, họ cười đấy ư? Không nghe họ cười một cách tầm phào, vô ý vô tứ đấy ư?
- Con không biết rằng như vậy là bậy.
- Tôi không bảo rằng như vậy là bậy. Tôi chỉ bảo họ cười một cách tầm phào vô ý vô tứ. Cháu không rán thành một người đàn bà lương thiện hay sao?
- Con rán.
- Hạng người đó không giúp được con sửa tính đâu.
- Dạ.
- Tôi không muốn rầy cháu đâu. Nhưng Umfundisi, anh cháu, chịu đau khổ như vậy đã là nhiều rồi.
- Dạ.
- Vậy thì đừng làm cho anh cháu đau khổ thêm nữa, nghe cháu.
Gertrude nước mắt rưng rưng nói:
- Tôi chỉ mong ra khỏi nhà này thôi. Ở đây cái gì làm cũng không được.
- Này cháu, không phải chỉ ở đây mà thôi đâu, ngay ở Ndotsheni nữa, cháu cũng sẽ gặp những người cười một cách tầm phào, vô ý vô tứ.
- Chính là ở đây. Chỉ ở Johannesburg này tôi mới gặp đủ chuyện phiền muộn. Tôi mong được về quê nhà cho sớm.
- Sắp được về rồi đấy vì vụ đó ngày mai sẽ xử xong. Nhưng tôi lo ngại cho cháu mà cũng cho Umfundisi nữa.
- Có gì đâu mà lo ngại.
- Cháu nói vậy tôi mừng đấy. Tôi không có gì ngại cho con bé đó, nó có thiện ý, nó biết nghe lời. Nó muốn làm vui lòng Umfundisi. Mà ít nhất cũng phải vậy, vì Umfundisi săn sóc cho nó còn hơn cả cha đẻ ra nó nữa mà.
- Nó cũng có lúc ăn nói vô ý vô tứ vậy.
- Già này đâu có điếc, cháu. Nhưng nó chịu sửa đổi và mau có kết quả. Thôi, bỏ qua chuyện đó đi, không nói nữa. Nghe như có ai vô kìa.
Có tiếng gõ cửa và một bà to lớn đẫy đà đứng ở cửa, thở hổn hển vì đi mệt. Người đó bảo:
- Báo lại đăng nhiều tin dữ nữa.
Nói xong đặt tờ báo lên bàn, chỉ hàng tít chạy chữ lớn cho hai người đàn bà kia coi: LẠI THÊM MỘT VỤ SÁT NHÂN NỮA Ở JOHANNESBURG - MỘT CHỦ NHÀ GỐC ÂU BỊ MỘT TÊN TRỘM BẢN XỨ BẮN CHẾT.
Họ kinh hoàng. Hồi này những tít như vậy làm cho mọi người sợ. Tất cả những người da đen tôn trọng pháp luật cũng sợ. Có người yêu cầu các nhà báo bỏ chữ “ bản xứ ” trên các tít lớn đi, nhưng có người lại bảo che giấu sự thực bi thảm đó là điều vô ích.
Người đàn bà đẫy đà đó bảo:
- Vụ đó xảy ra đúng lúc này, lúc sắp tuyên án, thì thực là điều không may.
Vì thím ta biết rõ vụ Absalom và lần nào cũng theo bà Lithebe lại nghe toà xử.
Bà Lithebe bảo:
- Quả là điều không may như thím nói.
Bà nghe có tiếng lạch cạch ở cửa rào, vội liệng tờ báo xuống dưới một chiếc ghế bành. Kumalo và thiếu nữ bước vô. Hồi này ông lão yếu ớt, lẩy bẩy nên thiếu nữ phải cặp tay ông dắt đi. Họ vừa vô tới phòng thì lại có tiếng ai mở cửa rào, Msimangu bước vào, nhìn thấy tờ báo ở dưới chiếc ghế bành, lượm lên hỏi:
- Ông ấy đã đọc chưa?
Người đàn bà đẫy đà đáp:
- Thưa Umfundisi, chưa. Đúng lúc này mà xảy ra cái vụ đó thì thật tai hại, phải vậy không?
Msimangu đáp:
- Quan Chánh thẩm này là một vị công minh. Nhưng quả là một điều không may. Ông ấy thích đọc báo, làm cách nào bây giờ?
Bà Lithebe đáp:
- Trong nhà chỉ có số báo này mà thím đây mới mang lại. Nhưng tối nay ông ấy qua Hội Truyền giáo dùng bữa, bên ấy có báo thì thế nào ông ấy chẳng coi.
Msimangu bảo:
- Chính vì vậy mà tôi qua đây. Thím dọn cho chúng tôi ăn bữa tối ở đây được không?
- Chuyện đó dễ mà. Thức ăn không thiếu, nhưng thanh đạm lắm.
- Thím tốt bụng quá, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi.
- Ở đời thì phải giúp đỡ lẫn nhau chứ có gì đâu.
- Và ăn xong chúng ta đi dự ngay buổi họp. Qua được tối nay, ngày mai thì khỏi lo, vì những ngày đi coi toà xử, ông ấy không có thì giờ coi báo. Xử xong rồi, ông ấy có đọc tin đó thì cũng chẳng sao.
Vậy giấu tờ báo đi và mọi người ở lại ăn tối tại nhà bà Lithebe, xong rồi cùng qua giáo đường nghe một người đàn bà da đen nói về các khuynh hướng không màng thế tục của mình mà nguyện thành nữ tu sĩ, và được Thượng Đế giải thoát cho khỏi cái thị dục trong bản tính của mọi phụ nữ ra sao.
Sau buổi họp, khi Msimangu đã ra về và Kumalo đã vô phòng riêng rồi, còn thiếu nữ thì đương sắp đặt chỗ ngủ trong phòng ăn, Gertrude theo bà Lithebe vô phòng của bà.
- Con muốn thưa chuyện với má.
- Cứ nói đi cháu.
Bà khép cửa lại, đợi Gertrude nói
- Má ạ, con nghe nữ tu sĩ da đen và con nghĩ có lẽ con cũng nên đi tu.
Bà Lithebe sung sướng vỗ tay, rồi tỏ vẻ nghiêm trọng:
- Tôi vỗ tay không phải vì tôi nghĩ rằng cháu phải đi tu, mà vì cháu có ý đó. Vì còn đứa con của cháu nữa, bỏ nó sao được.
Gertrude rưng rưng nước mắt:
- Chị dâu cháu có thể săn sóc nó hơn là chính cháu săn sóc cho nó nữa. Má biết, tính con nhu nhược, con cười nói vô ý vô tứ. Có thể cái đó giúp con thành nữa tu sĩ được.
- Cháu muốn nói cái thị dục ấy ư?
Gertrude cúi đầu đáp:
- Dạ, chính cái đó.
Bà Lithebe đưa hai tay ra nắm bàn tay của Gertrude.
- Nếu vậy thì quý lắm. Nhưng người ta bảo không nên khinh xuất mà quyết định vội vàng. Chính cô ấy chẳng đã khuyên như vậy đấy ư?
- Dạ, cô ấy có khuyên như vậy.
- Thôi, chuyện đó chúng ta hãy giữ kín với nhau. Tôi sẽ cầu nguyện cho cháu và cháu cũng cầu nguyện nữa. Đợi ít lâu nữa, chúng ta sẽ bàn lại. Như vậy hơn phải không cháu?
- Dạ, phải.
- Thôi chúc cháu ngủ ngon giấc. Không biết việc đó sẽ thành không. Nhưng nếu thành thì ông lão sẽ được an ủi nhiều lắm.
- Con chúc má an giấc.
Gertrude bước ra khép cửa lại, tính đi về phòng mình thì bỗng nảy ra một ý, ngồi sụp xuống sàn, bên cạnh chỗ thiếu nữ nằm.
Nàng bảo:
- Cô muốn đi tu, cháu ạ
Thiếu nữ đương nằm trong mền, ngồi nhỏm dậy hỏi:
- Cực khổ lắm cô ạ.
- Cực khổ lắm. Cô còn do dự. Nhưng nếu cô quyết tâm rồi, thì cháu săn sóc thằng bé giùm cô nhé?
Thiếu nữ đáp, nét mặt hăng hái, nghiêm trang:
- Chắc chắn rồi, chắc chắn cháu sẽ săn sóc cho em.
- Săn sóc nó như con của cháu nhé?
- Chắc chắn vậy, cháu sẽ coi nó như con.
- Vậy trước mặt nó, cháu đừng ăn nói vô ý vô tứ nhé.
Thiếu nữ rất nghiêm trang đáp lại:
- Từ nay cháu sẽ không bao giờ, ăn nói vô ý vô tứ nữa.
Gertrude nói:
- Cô cũng vậy, sẽ không bao giờ ăn nói vô ý vô tứ nữa. Nhưng này, cháu nhớ rằng cô chưa quyết định đâu nhé.
- Cháu xin nhớ.
- Đừng nói với ai hết nhé. Nếu cô nói một đường làm một nẻo thì anh của cô sẽ rầu lắm đấy.
- Cháu hiểu.
- Thôi, chúc cháu an giấc.
- Chúc cô an giấc.

Message reputation : 100% (1 vote)
๖ۣۜKu•๖ۣۜMa
  • Member

๖ۣۜKu•๖ۣۜMa

Member




Jarvis ngồi trên chiếc ghế bành của con, còn bà vợ và nàng dâu trở về nhà ông bà Harrison. Sách, sách, và sách nữa, chưa thấy nhà nào có nhiều sách như vậy. Trên bàn la liệt giấy tờ, thư từ và sách nữa.
“ Thưa ông Jarvis, xin mời ông lại diễn thuyết tại Giám lý hội (1) Parkwold”
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi lấy làm hân hạnh được ông lại diễn thuyết ở câu lạc bộ Thanh niên Anglican Sophiatown”
“Thưa ông Jarvis, xin mời ông quá bộ lại tham dự cuộc thảo luận ở Đại học….”
Không ông Jarvis không thể lại diễn thuyết ở một nơi nào cả.
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi hân hạnh mời ông lại dự buổi họp hàng năm của hội Ki Tô và Do Thái…”.
“Ông bà H.B. Singh hân hạnh mời ông bà Jarvis lại dự tiệc cưới con gái đầu lòng của chúng tôi, cô Sarajini”
“ Xin mời ông bà Jarvis quá bộ lại dự dạ hội Toc. H ở thung lũng Van Wyk, cho buổi dạ hội được thêm long trọng…”
Không ông Jarvis không thể nhận những lời nhã nhặn đó được.
Trên tường bên cạnh các tủ sách, treo ba tấm hình: hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà trắng ở Vergelegen và bức tranh vẽ một phong cảnh đồng cỏ mùa đông, lơ thơ mấy gốc liễu trụi lá bên dòng nước.
Ông Jarvis đứng dậy bước lại nhìn các tủ sách. Riêng về Abraham Lincoln đã có mấy trăm cuốn. Một người mà sao có thể làm đề tài cho bấy nhiêu tác phẩm, chứa đầy một tủ sách. Một tủ nữa chứa các sách về Nam Phi: cuốn Tiểu sử Rhodes của Sarah Gertrude Millin, cuốn về Smuts cũng của nữ văn sĩ đó, cuốn Tiểu sử Louis Botha của Engelenburg, rồi các sách nghiên cứu về các vấn đề chủng tộc, về loài chim Nam Phi, về Kruger Park và vô số các sách khác nữa. Một tủ thứ ba đầy những sách viết bằng tiếng Afrikaans, nhưng đọc nhan đề ông chẳng hiểu gì cả. Rồi đây nữa sách về tôn giáo, về Nga Sô, về vấn đề phạm pháp, về tội nhân, có cả những tập thi tuyển nữa. Ông kiếm Shakespeare. Có cả Shakespeare.
Ông trở về ngồi ở chiếc ghế bành, ngắm nghía hồi lâu bức hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà Vergelegen và tấm tranh vẽ cành liễu bên dòng nước. Rồi ông kéo mấy tờ giấy lại gần.
Tờ thứ nhất là một bức thư của người thư ký câu lạc bộ Thanh niên Phi ở Claremont, đường Gladiolus gởi cho con ông, tỏ ý tiếc rằng con ông không lại dự buổi hội họp hằng năm được, và báo tin rằng con ông lại được bầu làm Hội trưởng một khoá nữa. Cuối thư có đoạn cú pháp kỳ cục này:
“ Cuộc họp hằng năm giao cho tôi cái việc mừng ông về điều đó, và đa tạ ông rất nhiều về tất cả thời gian ông đã hội họp với chúng tôi, về các vật mà ông đã tặng cho Hội. Nếu không có ông dự thì Hội này làm sao mà tổ chức được, đó là điều bí mật mà đa số chúng tôi không hiểu. Vì vậy chúng tôi nhất định bầu ông làm Hội trưởng một khoá nữa.
Tôi xin lỗi ông vì dùng tờ giấy này, nhưng xấp giấy viết thư của Hội chúng ta đã bị mất rồi do những hoàn cảnh bất ngờ.
Tôi xin trân trọng chào ông.
Washington Lefifi ” (2)
Còn tờ giấy kia có nét chữ của con ông. Chắc là những đoạn trong một bài hoặc một cuốn nào đó, vì hàng đầu là cuối một câu và hàng cuối là một câu còn dở dang chưa hết. Ông tìm không thấy những trang còn thiếu, bèn đọc những trang đó vậy:
“ Có thể chấp nhận được. Việc mà chúng ta đã làm khi tới Nam Phi có thể chấp nhận được. Phát triển những nguồn lợi lao của ta nhờ nhân công tại đó, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Dùng những người không chuyên môn vào một công việc không chuyên môn là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng lấy cớ là những việc không chuyên môn, mà không đào tạo những thợ chuyên môn thì là điều không chấp nhận được.
“ Khi chúng ta tìm thấy mỏ vàng, phải kiếm nhân công cho mỏ, đó là điều chấp nhận được. Lúc đó lập trại cho thợ mỏ, bắt vợ con họ phải ở xa châu thành, là điều có thể chấp nhận được. Chấp nhận được vì hồi đó chúng ta chưa biết gì cả và chúng ta còn thí nghiệm. Nhưng ngày nay chúng ta đã hiểu biết rồi thì điều đó không thể chấp nhận được nữa. Khi chúng ta biết rằng như vậy, là làm gia đình họ tan tành, mà chúng ta vẫn tiếp tục làm thì điều đó không sao chấp nhận được.
“ Nếu có sự thoả thuận của thợ thuyền, thì sự khai thác tài nguyên là điều chấp nhận được. Nhưng khai thác mà làm hại cho thợ thuyền, thì là điều không thể chấp nhận được. Không thể chấp nhận được cái việc đào vàng, chế tạo sản phẩm, hoặc cấy cầy ruộng đất, nếu việc khai thác, chế tạo, trồng trọt đó cần có một chính sách duy trì cảnh khốn khổ của thợ thuyền. Không thể chấp nhận được sự gia tăng tài sản của một số người, nếu họ chỉ có thể làm giầu trên lưng người khác. Sự thực chỉ có một danh từ để gọi các hành động ấy, danh từ “ bóc lột ”. Cái đó có thể chấp nhận được hồi chúng ta mới tới xứ này, vì lúc đó chúng ta không thể lường được, sự bóc lột đó đã làm cho đời sống cộng đồng của dân bản xứ tan nát ra sao, đời sống gia đình của dân bản xứ trụy lạc ra sao, họ hoá ra nghèo khổ, hà tiện ra sao, gây tội lỗi ra sao. Nhưng bây giờ chúng ta đã thấy những tai hại đó rồi, thì việc đó không thể chấp nhận được nữa.
“ Hồi xưa có thể chấp nhận được cái việc bỏ thí sự giáo dục cho dân bản xứ, cho ai muốn cáng đáng thì cáng đáng. Nghi ngờ sự ích lợi của việc giáo dục dân bản xứ, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay đã có kinh nghiệm rồi thì điều đó không chấp nhận được nữa. Một phần do sự phát triển kỹ nghệ của ta, một phần do những nguyên nhân ngoài ý muốn của ta, hiện nay số dân bản xứ ở các thành thị đã rất đông. Xã hội thời nào cũng vì cái lợi của xã hội, nếu không phải vì những lý do khác. Lo việc giáo dục con em để dạy cho chúng biết trọng pháp luật, có những mục đích hợp với đời sống xã hội. Phải dùng cách đó chứ không cách nào khác. Vậy mà chúng ta vẫn để mặc, vài người Âu lưu tâm tới vấn đề muốn dạy dỗ dân bản xứ ở thành thị ra sao tuỳ ý, mà không giúp họ tiền và phương tiện để họ phát triển công việc của họ, cái đó không thể chấp nhận được. Vả lại, chỉ xét riêng về cái lợi của xã hội thì chính sách đó còn nguy hại là khác.
“ Hồi xưa, việc tiêu diệt một bộ lạc, nó làm cản trở sự phát triển của xứ này, là điều có thể chấp nhận được, tin rằng sự tiêu diệt đó không sao tránh được là điều lúc đó có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay, thản nhiên nhìn một sự tiêu diệt như vậy, mà không kiếm cách thay thế nó bằng một cái gì khác, hoặc chỉ thay thế một chút thôi, để đến nỗi cả một dân tộc bị hủy hoại về thể chất và tinh thần, là một điều không thể chấp nhận được.
“ Chế độ bộ lạc cổ truyền mặc dầu tàn nhẫn, dã man, mặc dầu có nhiều mê tín dị đoan, pháp thuật, cũng vẫn là một chế độ luân lý. Dân bản xứ chúng ta thời nay thành những kẻ phạm pháp, mãi dâm, nghiện rượu, không phải vì bản tính của họ như vậy, mà vì các chế độ trật tự chất phác, cái hệ thống tập tục, truyền thống của họ đã bị hủy hoại. Vậy xã hội văn mình của chúng ta, không thể trốn tránh được cái bổn phận thành lập cho họ một chế độ trật tự với những tập tục, truyền thống khác.
“Đành rằng thời trước chúng ta hy vọng rằng dùng một chính sách chia cách chủng tộc, thì điều đó có thể duy trì chế độ bộ lạc. Điều đó hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng chúng ta chưa bao giờ theo chính sách đó một cách đúng đắn hoặc thành tâm. Chúng ta để ra một phần mười đất đai cho bốn phần năm dân số. Như vậy chúng ta làm cho – có người bảo rằng chúng ta cố ý làm cho – nhân công bản xứ nhất định phải đổ dồn về các châu thành. Thế là chúng ta phải chịu hậu quả của tính ích kỷ của chúng ta.
“ Không nên làm cho vấn đề có vẻ kém quan trọng đi. Không nên gây cảm tưởng rằng giải quyết vấn đề đó là việc dễ. Không nên coi thường những nỗi lo lắng, sợ sệt nó bao vây chúng ta. Nhưng dù chúng ta lo lắng, sợ sệt hay không thì chúng ta cũng không được trốn tránh vấn đề luân lý, vì chúng ta những người theo Ki Tô giáo.
“Đã tới lúc….”
Tới đó hết trang, Jarvis đương say mê đọc, kiếm đoạn tiếp nhưng coi hết các tờ giấy bừa bãi trên bàn, mà không thấy được thêm trang nào nữa. Ông đốt thuốc, kéo mấy tờ giấy lại gần mình và đọc lại.
Khi đã đọc xong lần thứ nhì, ông vẫn tiếp tục hút thuốc, trầm ngâm suy tư. Rồi ông đứng dậy, lại đứng trước tủ chứa sách về Lincoln, ngó lên bức hình của bậc vĩ nhân đã ảnh hưởng lớn tới con ông như vậy. Ông nhìn qua nhan đề mấy trăm cuốn sách, đẩy miếng kính qua một bên, lấy ra một cuốn. Rồi ông trở về ngồi ở ghế bành, lật trang sách. Tới một chương nhan đề: Bài diễn văn nổi tiếng ở Gettysburg, một diễn văn mới đầu không ai để ý tới, rồi sau được coi là một trong những diễn văn quan trọng nhất của thế giới. Ông lật mấy trang mở đầu, tới bài diễn văn, rồi chăm chú đọc từ hàng đầu tới hàng cuối. Đọc xong ông lại hút thuốc, suy nghĩ miên man. Được một lát ông đứng dậy, đặt trả cuốn sách vào chỗ cũ, khép tủ lại. Nghĩ sao ông lại mở tủ ra, lấy cuốn sách bỏ vào túi, rồi đẩy tấm kính khép lại. Ông ngó đồng hồ đeo tay, gõ ống điếu vào lò sưởi để trút hết tàn thuốc, đội nón, cầm lấy chiếc can.
Ông chậm rãi xuống cầu thang mở cái cửa đưa tới hành lang bi thảm đó. Ông dỡ nón ngó vết sẫm ở trên sàn. Ông không cố ý gợi lại mà tự nhiên hình ảnh em bé ở High Place hiện lên trong óc ông, một em bé chơi mấy cây súng bằng gỗ. Ông đi dọc theo hành lang, lơ đãng không nhìn thấy gì cả bước qua cái cửa mà mấy hôm trước thình lình thần chết đã ùa vô. Thầy cảnh sát chào ông, ông đáp lại bằng mấy lời bâng quơ chẳng có ý nghĩa gì cả. Ông lại đội nón lên, bước ra cửa rào. Ông do dự ngó hai phía đầu và cuối con đường cái. Rồi gắng sức bước đi. Thầy cảnh sát thở dài, vươn vai.

1. Một giáo phái của Anh: Methodist.
2. Giọng thư ngây ngô, vì người viết là một người da đen ít học.


Mọi người đứng dậy khi ông Chánh thẩm bước vô phòng xử, người ta đứng dậy một cách nghiêm trang hơn vì hôm nay là ngày tuyên án. Ông Chánh thẩm ngồi xuống trước, rồi tới hai ông phụ thẩm, sau cùng tới công chúng; và người ta dẫn ba bị cáo lên.
Ông Chánh thẩm tuyên bố:
“ Tôi đã suy nghĩ, xem xét kỹ vụ này, hai ông phụ thẩm của tôi cũng vậy. Tôi đã chăm chú nghe tất cả các lời cung khai, chứng ngôn mà người ta đưa ra, chúng tôi đã xem xét, phân tích từng điều một ”.
Thầy thông ngôn dịch lời của ông chánh thẩm ra tiếng Zulu:
“ Bị cáo Kumalo không kiếm cách chối tội. Luật sư đã lựa cách đặt bị cáo vào địa vị chứng nhân và bị cáo đã thành thực kể lại đầu đuôi việc bắn chết Arthur Jarvis trong ngôi nhà của ông ở Parkwold. Bị cáo lại còn chống đỡ rằng không có ý giết, cũng không có ý nổ súng. Sở dĩ đem theo khẩu súng chỉ là để doạ người bồi Richard Mpiring, và nghĩ rằng giờ đó nạn nhân không có nhà. Lát nữa chúng ta sẽ xét lời khai đó, nhưng chúng ta nên nhớ rằng lời khai đó có vài điểm cực kỳ quan trọng quyết đoán tội lỗi của bị can thứ nhì và thứ ba. Bị can thứ nhất khai rằng bị can thứ ba tức Johannes Pafuri đã vạch kế hoạch hành động và chính Pafuri đã đập lên đầu người bồi Mpiring làm cho người này té xỉu. Lời khai đó được chính Mpiring xác nhận, vì Mpiring bảo đã nhận mặt được Pafuri nhờ cái tật mắt y giật giật ở phía trên cái khăn che kín nửa dưới mặt. Lại có điều này nữa là Mpiring đã chỉ được đúng Pafuri trong số mười người khác cũng che nữa mặt như Pafuri và vài người cũng có tật giật giật như Pafuri. Nhưng luật sư biện hộ viện lẽ rằng những tật giật giật đó giống nhau chứ không giống y hệt nhau, và nội cái việc gom được nhiều người vóc dáng như nhau thôi đã khó rồi, đừng nói là có cùng một tật giật giật như nhau nữa, mà Pafuri thì Mpiring biết rõ lắm. Luật sư biện hộ bảo rằng sự nhận diện chỉ có giá trị nếu cả mười người vóc dáng đều như nhau và đều có cái tật giật giật y hệt nhau. Chúng ta không thể chấp nhận hoàn toàn luận điệu đó được vì nó sẽ đưa tới kết luận rằng sự nhận diện chỉ có giá trị khi mọi người đưa ra nhận diện phải y hệt nhau. Nhưng luận điệu đó có một phần đúng: một đặc trưng rõ rệt như tật giật giật có thể làm cho ta nhận diện lầm nhất là khi nửa dưới mặt bị che kín. Chúng ta nhận rằng: nói tới nhận biết là nhận biết một khuôn gương, một toàn thể và khi cái khuôn gương đó bị che đi một phần thì sự nhận biết sẽ không được chắc chắn. Sự thực thì nó có phần nguy hiểm nữa vì có thể che giấu những nét khác nhau đi mà chỉ để lộ những vết giống nhau thôi. Chẳng hạn hai người có một nét thẹo giống nhau, nếu ta che những chỗ khác đi chỉ để lộ những chỗ có thẹo thôi thì rất dễ lầm người này với người kia. Vậy thì có thể là sự Mpiring nhận diện kẻ đã hành hung mình chưa đủ chứng tỏ rằng Pafuri là kẻ đó.
“ Vả lại, chúng ta nên nhớ điểm này là bị cáo thứ nhất Absalom Kumalo đã khai rằng Pafuri có mặt ở đó và đập lên đầu Mpiring, và khai như vậy sau khi cảnh sát hỏi về chỗ ở của Pafuri. Phải lúc đó y nẩy ra cái ý làm cho Pafuri bị liên luỵ không? Hay là trước kia kẻ sát nhân và Pafuri đã đồng loã với nhau rồi? Luật sư của bị cáo thứ nhất chứng tỏ rằng Absalom Kumalo đã có tâm trạng sợ sệt liên tiếp trong mấy ngày và khi bị bắt thì y đã sẵn sàng thú tội cho nhẹ nỗi lòng đi rồi, như vậy thì chính tâm trạng đó đã thúc y khai hết ra, chứ không phải là vì cảnh sát hỏi y về Pafuri, dù hỏi về tên khác thì y cũng khai hết từ đầu đến cuối. Chính lời y tự tả tâm trạng của y làm cho lời giả thiết trên, có thể tin được. Nhưng chúng ta cũng không thể gạt bỏ giả thiết này là y níu lấy tên Pafuri, bảo Pafuri có dự vào vụ đó để khỏi chịu một mình tất cả trọng tội đó. Nhưng nếu vậy thì y giấu tên của kẻ thực sự đồng loã với y làm chi, vì không có lý gì mà không tin lời Mpiring khai rằng có ba người vô nhà bếp. Bị cáo thứ nhất đã khai đúng những hành vi của chính y. Thế thì có lý gì y lại khai bậy cho hai kẻ vô tội mà giấu tên hai kẻ phạm tội?
“ Chúng ta cũng nên nhớ sự trùng hợp kỳ dị này nữa, là cái điều người ta viện ra là nhận diện sai lại làm cho một kẻ đồng loã lo ngại và thú liền (1)
“ Còn thêm một nỗi khó khăn trong vụ rắc rối này nữa. Trong số hai bị cáo khác, không có bị cáo nào – ngay cả đến Babu Mkize cũng vậy - chối rằng cả bốn người đều có mặt ở số nhà 79, đại lộ Hai mươi ba ở Alexandra, cái đêm sau khi xảy ra án mạng đó. Cũng do một sự tình cờ gặp nhau nữa chăng mà bị cáo thứ nhất nảy ra ý tố cáo bị cáo thứ nhì và thứ ba là đồng loã với mình? Hay là chính y đã muốn có cuộc hội họp đó? Trong cuộc họp đó họ có bàn về án mạng đó không. Baby Mkize là một chứng nhân rất đáng ngờ, nhưng cả ông biện lý lẫn luật sư của bị cáo thứ nhất dù đã chứng minh được điều đó một cách rõ ràng, mà vẫn không đưa ra được chứng cớ một cách chắc chắn rằng họ có nói tới án mạng trước mặt y thị. Y thị mới đầu khai man với cảnh sát rằng đã một năm rồi không gặp bị cáo thứ nhất. Y thị đã tỏ ra lúng túng, mâu thuẫn, sợ sệt, nhưng sự sợ sệt rồi sinh ra lúng túng đó có phải chỉ vì y thị nhớ rõ tối hôm đó có bàn về án mạng trước mặt mình? Điều đó chúng ta chưa thể quyết đoán được.
“Công tố trạng cho rằng ba bị cáo liên kết với nhau từ lâu và nhấn mạnh rằng đã ra lệnh cho điều tra thêm về tính cách của sự hợp tác của họ. Nhưng dù họ trước kia có hợp tác với nhau, dù sự hợp tác đó có tính cách phạm pháp nữa, thì nó cũng chưa đủ chứng thực rằng lần này cả ba bị cáo đó đồng loã với nhau trong vụ án mạng này.
“ Sau khi xem xét vụ này rất lâu và kỹ lưỡng, hai ông phụ thẩm và tôi cho rằng sự phạm pháp của bị cáo thứ nhì và thứ ba chưa được hiển nhiên và chúng tôi kết luận rằng nên miễn tố cho họ. Nhưng tôi chắc rằng người ta sẽ điều tra rất kỹ xem sự hợp tác trước kia của họ có tính cách phạm pháp không? ”
Cả phòng thở ra nhẹ nhàng. Thế là một màn của bi kịch đã hạ. Bị cáo Asalom Kumalo không hề nhúc nhích, cũng không nhìn hai bị cáo mới được tha kia. Còn Pafuri thì nhìn khắp chung quanh, như muốn nói: “ Xử như vậy là đúng, là công bằng, như vậy mới là xử ”
“ Còn lại trường hợp của bị cáo thứ nhất. Lời khai của y đã được xem xét tỉ mỉ, và những điều nào có thể kiểm soát được thì cũng thấy đúng hết. Không có lý gì để nghĩ rằng một kẻ tự dưng khai rằng mình là thủ phạm một tội mà mình không nhúng vào. Vị luật sư đáng kính của y biện hộ rằng y không đáng bị xử tử, viện lẽ rằng y rất xúc động, đau khổ vì hối hận đã hành động như vậy, và khen y đã thành thực, thẳng thắn thú tội, rồi nhấn mạnh vào điểm y còn trẻ tuổi, vào sự ảnh hưởng tai hại của một châu thành lớn trụy lạc với tính tình một thanh niên chất phác mới rời khỏi bộ lạc. Ông đã sâu sắc xét những tai hoạ gây sự tàn phá trong xã hội dân bản xứ của chúng ta và đưa ra những bằng chứng vững chắc rằng chúng ta chịu trách nhiệm về sự tàn phá đó. Nhưng dẫu có đúng rằng chúng ta vì sợ sệt hoặc ích kỷ hoặc vô tâm gây sự tàn phá đó, rồi chẳng chịu làm gì hoặc làm rất ít để sửa chữa lại, dù có đúng rằng chúng ta phải lấy điều đó làm xấu hổ, và có thái độ can đảm hơn thẳng thắn hơn thái độ từ trước tới nay của chúng ta, thì cũng còn điều này là chúng ta ít nhất cũng có một luật pháp và một trong những thành công đáng khen nhất của cái xã hội còn khiếm khuyết này là xã hội chúng ta đã tạo ra luật pháp, giao phó cho các vị thẩm phán điều hành luật pháp đó, và cho các vị ấy được thoát khỏi mọi sự bó buộc khác trừ cái nhiệm vụ điều hành luật pháp.
“ Một vị thẩm phán không thể đùa giỡn với luật pháp vì cái lẽ xã hội còn khuyết điểm. Nếu luật pháp là luật pháp của một xã hội mà một số người cho là bất công thì phải thay đổi luật pháp và xã hội đó. Trong khi chờ đợi, vẫn có một luật pháp hiện hành, luật pháp đó phải được áp dụng và bổn phận thiêng liêng của vị thẩm phán là phải làm người ta tôn trọng nó. Và cái điều các vị thẩm phán được toàn quyền xét xử, cái điều đó phải được coi là một điều công bằng trong một xã hội, mà ở vài điểm khác, có thể bị coi là ít công bằng. Dĩ nhiên là tôi không muốn nói rằng vị luật sư đáng kính biện hộ cho bị cáo trong một phút nào đó có cái ý nghĩ không nên áp dụng luật pháp. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng một vị thẩm phán không thể và cũng không nên để cho những khuyết điểm của xã hội ảnh hưởng tới phán quyết của mình, mà chỉ nên áp dụng đúng luật pháp thôi.
“ Theo pháp luật thì mỗi người chịu trách nhiệm về hành động của mình trừ vài hoàn cảnh trong vụ này không ai dẫn chứng ra được. Ngoài những hoàn cảnh đó ra một vị thẩm phán không có nhiệm vụ quyết đoán rằng con người thực sự chịu trách nhiệm tới mức nào, cứ theo luật thì họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Mà thẩm phán cũng không được tỏ lòng thương người. Một chức quyền cao hơn, như trong trường hợp này là quan Toàn quyền hội đồng chính phủ có thể ban lệnh ân xá, nhưng đó là việc của ngài.
“ Tóm lại sự kiện ra sao? Thanh niên đó có ý xông vô một ngôi nhà để ăn cắp. Y mang theo khẩu súng nạp đạn sẵn. Y bảo là mang theo khí giới đó chỉ để dọa thôi. Nhưng nếu vậy thì tại sao lại nạp đạn sẵn. Y bảo không có ý giết người. Nhưng một tên đồng loã của y đã tàn nhẫn đập một gia nhân bản xứ tới bất tỉnh có thể chết được lắm. Chính y khai rằng khi giới đó là một thanh sắt, không có cách nào đánh người mà tàn nhẫn, nguy hiểm hơn cách đó. Y dự vào âm mưu đó và khi toà hỏi thì y nhận đã không phản kháng cái ý định dùng khí giới nguy hiểm giết người đó. Đành rằng nạn nhân là một người da đen và có một số người cho rằng khi nạn nhân là da đen thì một tội ác như vậy không đáng coi là nặng lắm. Nhưng không một toà án nào có thể chấp nhận một quan niệm như vậy.
“Điểm quan trọng nhất là xét trong vụ này là bị cáo xác nhận mấy lần rằng y không có ý giết người, và người da trắng xuất hiện bất ngờ quá, y hoảng hốt sợ sệt nên nổ súng. Nếu toà nhận lời đó là đúng thì cũng phải nhận rằng bị cáo không có tội cố sát.
“ Nhưng một lần nữa, chúng ta lại xét xem sự kiện ra sao. Người ta có thể coi ba thanh niên đó không phải là những kẻ nguy hiểm, giết người không? Phải, họ không vô nhà đó để cố ý giết người. Nhưng rõ ràng là họ mang theo những khí giới có thể làm mất sinh mạng của bất kỳ người nào làm trở ngại dự tính của họ.
“ Về điểm đó, một nhà pháp luật học trứ danh Nam Phi đã nói như vầy: “Ý muốn giết người là một yếu tố căn bản của sự cố sát; nhưng ý muốn đó có thể ám tàng trong hoàn cảnh. Vấn đề là xét những sự kiện đã được chứng thực ở đây xem có thực là ý muốn đó có ám tàng hay không. Vì không phải chỉ trong trường hợp rõ ràng có sự quyết tâm giết người thì mới là có ý muốn đó, cả trong những trường hợp mục tiêu chỉ nhằm đả thương nặng có thể gây ra sự chết mà không cần biết sẽ chết hay không, cả trong những trường hợp đó, cũng phải coi là cố ý sát nhân.
“ Chúng ta có thể nào cho rằng trong cái phòng nhỏ đó, trong thời gian rất ngắn ngủi rất bi thảm đó, một người da đen bị đập tới bất tỉnh một cách tàn nhẫn và một người da trắng vô tội bị bắn chết, mà những kẻ kia lại không có ý đả thương nặng nếu chúng thấy cần đả thương để thực hiện cho được ý muốn tội lỗi của chúng? Riêng tôi, tôi không thể chấp nhận một giả thiết như vậy được ”
Phòng xử im phăng phắc. Viên Chánh thẩm cũng im. Không nghe thấy một tiếng động. Không một người nào ho, nhúc nhích hoặc thở dài. Viên Chánh thẩm tiếp tục:
“ Absalom Kumalo, toà tuyên bố rằng anh phạm tội giết Arthur.T. Jarvis tại nhà ông ta ở Parkwold, xế trưa ngày mùng 8 tháng 10 năm 1946. Và toà tuyên bố rằng Matthew Kumalo và Johannes Pafuri vô tội, được tha bổng ”
Hai tên sau bèn lại cầu thang xuống hầm, còn lại một mình tên thứ nhất đứng nhìn theo họ. Có lẽ hắn nghĩ: “ Bây giờ mình hoá ra cô độc ”
Viên Chánh thẩm tiếp tục:
“ Toà có thể dựa vào những khoản nào để khoan hồng? Tôi đã suy nghĩ lâu và kỹ về điểm đó mà không thấy được một hoàn cảnh giảm khinh nào cả. Bị cáo trẻ người thật nhưng đã tới tuổi thành nhân. Y vô một nhà với hai tên đồng loã, đem theo khí giới đều có thể giết người được cả. Chúng đã xử dụng hai khí giới đó, một khí giới gây hậu quả nghiêm trọng, còn khí giới kia làm chết một người. Toà án này có bổn phận trang nghiêm bảo vệ xã hội khỏi bị những kẻ nguy hiểm bất kỳ ở tuổi nào, hành hung tàn sát, và tỏ ra cho mọi người thấy toà sẽ trừng phạt một cách đích đáng những tội như vậy. Cho nên tôi không thể khoan hồng được ”
Viên Chánh thẩm hỏi thanh niên bị cáo:
- Anh có điều gì muốn nói nữa trước khi tôi tuyên án không?
- Tôi chỉ xin nói điều này, là tôi đã giết người đó thật, nhưng tôi chỉ vì sợ mà giết chứ không cố ý giết.
Cả phòng im lặng. Mặc dầu vậy một người da trắng cũng lớn tiếng yêu cầu yên lặng. Kumalo đưa tay lên bưng mặt, hiểu như vậy nghĩa là gì rồi. Jarvis ngồi rất ngay ngắn, vẻ mặt nghiêm nghị. Người trẻ tuổi da trắng ngó phía trước và cau mày. Thiếu nữ ngồi như em bé mắt đăm đăm nhìn ông Chánh thẩm, chứ không nhìn người yêu của mình.
- Absalom Kumalo, tôi xử anh phải trở về khám và sẽ bị xử giảo. Cầu Chúa cứu độ linh hồn anh.
Ông ta đứng dậy và mọi người đứng dậy theo. Nhưng không phải mọi người đều im lặng. Tội nhân té xuống sàn, kêu gào, khóc nức nở. Có một người đàn bà thút thít và một ông già kêu lên Tixo, Tixo. Không ai ra lệnh phải im lặng mặc dầu viên Chánh thẩm chưa ra khỏi phòng. Vì ai có thể cấm được lòng người tan nát.


Người ta ra về, người da trắng đi một phía, người da đen đi một phía, theo tục lệ. Nhưng người da trắng trẻ tuổi đã phá tục lệ đó. Ông ta và Msimangu đỡ ông già đau khổ, mỗi người cặp tay một bên. Rất ít khi tục lệ đó bị phá. Chỉ khi nào có người tan nát cõi lòng nó mới bị phá. Người trẻ tuổi cau mày giận dữ ngó phía trước. Một phần vì đây là một sự tan nát cõi lòng, một phần vì ông ta đã phá tục lệ. Vì một việc như vậy đâu có thể làm một cách khinh xuất được.

Chú thích:
1. Bản tiếng Pháp không có câu tối nghĩa này.

Message reputation : 100% (1 vote)
๖ۣۜKu•๖ۣۜMa
  • Member

๖ۣۜKu•๖ۣۜMa

Member




Jarvis ngồi trên chiếc ghế bành của con, còn bà vợ và nàng dâu trở về nhà ông bà Harrison. Sách, sách, và sách nữa, chưa thấy nhà nào có nhiều sách như vậy. Trên bàn la liệt giấy tờ, thư từ và sách nữa.
“ Thưa ông Jarvis, xin mời ông lại diễn thuyết tại Giám lý hội (1) Parkwold”
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi lấy làm hân hạnh được ông lại diễn thuyết ở câu lạc bộ Thanh niên Anglican Sophiatown”
“Thưa ông Jarvis, xin mời ông quá bộ lại tham dự cuộc thảo luận ở Đại học….”
Không ông Jarvis không thể lại diễn thuyết ở một nơi nào cả.
“ Thưa ông Jarvis, chúng tôi hân hạnh mời ông lại dự buổi họp hàng năm của hội Ki Tô và Do Thái…”.
“Ông bà H.B. Singh hân hạnh mời ông bà Jarvis lại dự tiệc cưới con gái đầu lòng của chúng tôi, cô Sarajini”
“ Xin mời ông bà Jarvis quá bộ lại dự dạ hội Toc. H ở thung lũng Van Wyk, cho buổi dạ hội được thêm long trọng…”
Không ông Jarvis không thể nhận những lời nhã nhặn đó được.
Trên tường bên cạnh các tủ sách, treo ba tấm hình: hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà trắng ở Vergelegen và bức tranh vẽ một phong cảnh đồng cỏ mùa đông, lơ thơ mấy gốc liễu trụi lá bên dòng nước.
Ông Jarvis đứng dậy bước lại nhìn các tủ sách. Riêng về Abraham Lincoln đã có mấy trăm cuốn. Một người mà sao có thể làm đề tài cho bấy nhiêu tác phẩm, chứa đầy một tủ sách. Một tủ nữa chứa các sách về Nam Phi: cuốn Tiểu sử Rhodes của Sarah Gertrude Millin, cuốn về Smuts cũng của nữ văn sĩ đó, cuốn Tiểu sử Louis Botha của Engelenburg, rồi các sách nghiên cứu về các vấn đề chủng tộc, về loài chim Nam Phi, về Kruger Park và vô số các sách khác nữa. Một tủ thứ ba đầy những sách viết bằng tiếng Afrikaans, nhưng đọc nhan đề ông chẳng hiểu gì cả. Rồi đây nữa sách về tôn giáo, về Nga Sô, về vấn đề phạm pháp, về tội nhân, có cả những tập thi tuyển nữa. Ông kiếm Shakespeare. Có cả Shakespeare.
Ông trở về ngồi ở chiếc ghế bành, ngắm nghía hồi lâu bức hình Chúa Ki Tô trên thánh giá, hình Abraham Lincoln, hình ngôi nhà Vergelegen và tấm tranh vẽ cành liễu bên dòng nước. Rồi ông kéo mấy tờ giấy lại gần.
Tờ thứ nhất là một bức thư của người thư ký câu lạc bộ Thanh niên Phi ở Claremont, đường Gladiolus gởi cho con ông, tỏ ý tiếc rằng con ông không lại dự buổi hội họp hằng năm được, và báo tin rằng con ông lại được bầu làm Hội trưởng một khoá nữa. Cuối thư có đoạn cú pháp kỳ cục này:
“ Cuộc họp hằng năm giao cho tôi cái việc mừng ông về điều đó, và đa tạ ông rất nhiều về tất cả thời gian ông đã hội họp với chúng tôi, về các vật mà ông đã tặng cho Hội. Nếu không có ông dự thì Hội này làm sao mà tổ chức được, đó là điều bí mật mà đa số chúng tôi không hiểu. Vì vậy chúng tôi nhất định bầu ông làm Hội trưởng một khoá nữa.
Tôi xin lỗi ông vì dùng tờ giấy này, nhưng xấp giấy viết thư của Hội chúng ta đã bị mất rồi do những hoàn cảnh bất ngờ.
Tôi xin trân trọng chào ông.
Washington Lefifi ” (2)
Còn tờ giấy kia có nét chữ của con ông. Chắc là những đoạn trong một bài hoặc một cuốn nào đó, vì hàng đầu là cuối một câu và hàng cuối là một câu còn dở dang chưa hết. Ông tìm không thấy những trang còn thiếu, bèn đọc những trang đó vậy:
“ Có thể chấp nhận được. Việc mà chúng ta đã làm khi tới Nam Phi có thể chấp nhận được. Phát triển những nguồn lợi lao của ta nhờ nhân công tại đó, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Dùng những người không chuyên môn vào một công việc không chuyên môn là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng lấy cớ là những việc không chuyên môn, mà không đào tạo những thợ chuyên môn thì là điều không chấp nhận được.
“ Khi chúng ta tìm thấy mỏ vàng, phải kiếm nhân công cho mỏ, đó là điều chấp nhận được. Lúc đó lập trại cho thợ mỏ, bắt vợ con họ phải ở xa châu thành, là điều có thể chấp nhận được. Chấp nhận được vì hồi đó chúng ta chưa biết gì cả và chúng ta còn thí nghiệm. Nhưng ngày nay chúng ta đã hiểu biết rồi thì điều đó không thể chấp nhận được nữa. Khi chúng ta biết rằng như vậy, là làm gia đình họ tan tành, mà chúng ta vẫn tiếp tục làm thì điều đó không sao chấp nhận được.
“ Nếu có sự thoả thuận của thợ thuyền, thì sự khai thác tài nguyên là điều chấp nhận được. Nhưng khai thác mà làm hại cho thợ thuyền, thì là điều không thể chấp nhận được. Không thể chấp nhận được cái việc đào vàng, chế tạo sản phẩm, hoặc cấy cầy ruộng đất, nếu việc khai thác, chế tạo, trồng trọt đó cần có một chính sách duy trì cảnh khốn khổ của thợ thuyền. Không thể chấp nhận được sự gia tăng tài sản của một số người, nếu họ chỉ có thể làm giầu trên lưng người khác. Sự thực chỉ có một danh từ để gọi các hành động ấy, danh từ “ bóc lột ”. Cái đó có thể chấp nhận được hồi chúng ta mới tới xứ này, vì lúc đó chúng ta không thể lường được, sự bóc lột đó đã làm cho đời sống cộng đồng của dân bản xứ tan nát ra sao, đời sống gia đình của dân bản xứ trụy lạc ra sao, họ hoá ra nghèo khổ, hà tiện ra sao, gây tội lỗi ra sao. Nhưng bây giờ chúng ta đã thấy những tai hại đó rồi, thì việc đó không thể chấp nhận được nữa.
“ Hồi xưa có thể chấp nhận được cái việc bỏ thí sự giáo dục cho dân bản xứ, cho ai muốn cáng đáng thì cáng đáng. Nghi ngờ sự ích lợi của việc giáo dục dân bản xứ, là điều hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay đã có kinh nghiệm rồi thì điều đó không chấp nhận được nữa. Một phần do sự phát triển kỹ nghệ của ta, một phần do những nguyên nhân ngoài ý muốn của ta, hiện nay số dân bản xứ ở các thành thị đã rất đông. Xã hội thời nào cũng vì cái lợi của xã hội, nếu không phải vì những lý do khác. Lo việc giáo dục con em để dạy cho chúng biết trọng pháp luật, có những mục đích hợp với đời sống xã hội. Phải dùng cách đó chứ không cách nào khác. Vậy mà chúng ta vẫn để mặc, vài người Âu lưu tâm tới vấn đề muốn dạy dỗ dân bản xứ ở thành thị ra sao tuỳ ý, mà không giúp họ tiền và phương tiện để họ phát triển công việc của họ, cái đó không thể chấp nhận được. Vả lại, chỉ xét riêng về cái lợi của xã hội thì chính sách đó còn nguy hại là khác.
“ Hồi xưa, việc tiêu diệt một bộ lạc, nó làm cản trở sự phát triển của xứ này, là điều có thể chấp nhận được, tin rằng sự tiêu diệt đó không sao tránh được là điều lúc đó có thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay, thản nhiên nhìn một sự tiêu diệt như vậy, mà không kiếm cách thay thế nó bằng một cái gì khác, hoặc chỉ thay thế một chút thôi, để đến nỗi cả một dân tộc bị hủy hoại về thể chất và tinh thần, là một điều không thể chấp nhận được.
“ Chế độ bộ lạc cổ truyền mặc dầu tàn nhẫn, dã man, mặc dầu có nhiều mê tín dị đoan, pháp thuật, cũng vẫn là một chế độ luân lý. Dân bản xứ chúng ta thời nay thành những kẻ phạm pháp, mãi dâm, nghiện rượu, không phải vì bản tính của họ như vậy, mà vì các chế độ trật tự chất phác, cái hệ thống tập tục, truyền thống của họ đã bị hủy hoại. Vậy xã hội văn mình của chúng ta, không thể trốn tránh được cái bổn phận thành lập cho họ một chế độ trật tự với những tập tục, truyền thống khác.
“Đành rằng thời trước chúng ta hy vọng rằng dùng một chính sách chia cách chủng tộc, thì điều đó có thể duy trì chế độ bộ lạc. Điều đó hồi xưa có thể chấp nhận được. Nhưng chúng ta chưa bao giờ theo chính sách đó một cách đúng đắn hoặc thành tâm. Chúng ta để ra một phần mười đất đai cho bốn phần năm dân số. Như vậy chúng ta làm cho – có người bảo rằng chúng ta cố ý làm cho – nhân công bản xứ nhất định phải đổ dồn về các châu thành. Thế là chúng ta phải chịu hậu quả của tính ích kỷ của chúng ta.
“ Không nên làm cho vấn đề có vẻ kém quan trọng đi. Không nên gây cảm tưởng rằng giải quyết vấn đề đó là việc dễ. Không nên coi thường những nỗi lo lắng, sợ sệt nó bao vây chúng ta. Nhưng dù chúng ta lo lắng, sợ sệt hay không thì chúng ta cũng không được trốn tránh vấn đề luân lý, vì chúng ta những người theo Ki Tô giáo.
“Đã tới lúc….”
Tới đó hết trang, Jarvis đương say mê đọc, kiếm đoạn tiếp nhưng coi hết các tờ giấy bừa bãi trên bàn, mà không thấy được thêm trang nào nữa. Ông đốt thuốc, kéo mấy tờ giấy lại gần mình và đọc lại.
Khi đã đọc xong lần thứ nhì, ông vẫn tiếp tục hút thuốc, trầm ngâm suy tư. Rồi ông đứng dậy, lại đứng trước tủ chứa sách về Lincoln, ngó lên bức hình của bậc vĩ nhân đã ảnh hưởng lớn tới con ông như vậy. Ông nhìn qua nhan đề mấy trăm cuốn sách, đẩy miếng kính qua một bên, lấy ra một cuốn. Rồi ông trở về ngồi ở ghế bành, lật trang sách. Tới một chương nhan đề: Bài diễn văn nổi tiếng ở Gettysburg, một diễn văn mới đầu không ai để ý tới, rồi sau được coi là một trong những diễn văn quan trọng nhất của thế giới. Ông lật mấy trang mở đầu, tới bài diễn văn, rồi chăm chú đọc từ hàng đầu tới hàng cuối. Đọc xong ông lại hút thuốc, suy nghĩ miên man. Được một lát ông đứng dậy, đặt trả cuốn sách vào chỗ cũ, khép tủ lại. Nghĩ sao ông lại mở tủ ra, lấy cuốn sách bỏ vào túi, rồi đẩy tấm kính khép lại. Ông ngó đồng hồ đeo tay, gõ ống điếu vào lò sưởi để trút hết tàn thuốc, đội nón, cầm lấy chiếc can.
Ông chậm rãi xuống cầu thang mở cái cửa đưa tới hành lang bi thảm đó. Ông dỡ nón ngó vết sẫm ở trên sàn. Ông không cố ý gợi lại mà tự nhiên hình ảnh em bé ở High Place hiện lên trong óc ông, một em bé chơi mấy cây súng bằng gỗ. Ông đi dọc theo hành lang, lơ đãng không nhìn thấy gì cả bước qua cái cửa mà mấy hôm trước thình lình thần chết đã ùa vô. Thầy cảnh sát chào ông, ông đáp lại bằng mấy lời bâng quơ chẳng có ý nghĩa gì cả. Ông lại đội nón lên, bước ra cửa rào. Ông do dự ngó hai phía đầu và cuối con đường cái. Rồi gắng sức bước đi. Thầy cảnh sát thở dài, vươn vai.

1. Một giáo phái của Anh: Methodist.
2. Giọng thư ngây ngô, vì người viết là một người da đen ít học.


Cha Vincent với Kumalo; Gertrude; thiếu nữ với Msimangu lại bước qua cửa sắt lớn đục trong bức tường cao u ám. Người ta dắt thanh niên ra cho gặp họ và trong một lát, mắt gã sáng lên, tràn trề hy vọng, trong khi gã run bần bật đứng trước mặt họ. Kumalo âu yếm bảo con:
- Chúng ta tới đây để làm phép cưới.
Niềm hy vọng của gã tiêu tan.
- Đây, vợ chưa cưới của con đây.
Thanh niên và thiếu nữ chào nhau như những người lạ, đưa những bàn tay không có sinh khí ra nắm tay nhau chứ không xiết, rồi bỏ thỏng cánh tay xuống. Họ không ôm nhau hôn như người Âu mà đứng đó làm thinh ngó nhau, vẻ rất ngượng nghịu. Sau cùng nàng hỏi:
- Anh mạnh giỏi không?
Gã đáp:
- Rất mạnh giỏi - Rồi hỏi lại – Em mạnh giỏi không?
- Em cũng rất mạnh giỏi.
Họ không nói gì thêm với nhau nữa.
Cha Vincent bước ra ngoài và mấy người còn lại vẫn đứng lúng túng như trước, Msimangu thấy Gertrude sắp khóc lóc, rên rỉ, gọi nàng lại một chỗ, nghiêm khắc bảo:
- Chuyện xảy ra đó đau lòng thật, nhưng bây giờ sắp làm phép cưới. Nếu khóc lóc rên rỉ, thì nên đi ngay chỗ khác đi.
Nàng không đáp, ông nghiêm khắc lạnh lùng nói thêm:
- Có nghe ra không?
Nàng ấm ức đáp:
- Thưa nghe.
Ông bỏ nàng đứng đó, lại gần một cửa sổ đục trong bức tường cao u ám, và nàng làm thinh mặt bí xị; ông biết rằng nàng muốn khóc lắm, nhưng không dám.
Kumalo thất vọng hỏi con:
- Con mạnh giỏi không?
Nó đáp:
- Thưa mạnh giỏi. Còn ba mạnh giỏi không?
- Ba cũng mạnh giỏi.
Họ muốn nói thêm nữa, nhưng không biết nói gì. Và họ thấy nhẹ người khi người da trắng vô kiếm họ, để dắt họ lại tiều giáo đường trong khám.
Cha Vincent bận y phục giáo phẩm đợi họ ở đó và đọc cho họ nghe một đoạn trong cuốn sách ông cầm tay. Rồi ông hỏi thanh niên có nhận người đàn bà này làm vợ không, hỏi thiếu nữ có nhận người đàn ông này làm chồng không. Và sau khi họ trả lời đúng như câu trong sách: “ Cam khổ cùng chịu, trong cảnh giầu có cũng như trong cảnh nghèo khổ, trong lúc đau ốm cũng như trong lúc khoẻ mạnh, cho tới lúc tử biệt ”. Khi họ trả lời như vậy rồi, ông phối hợp họ với nhau. Rồi ông thuyết giáo cho họ một chút, khuyên họ trung thành với nhau, có con thì dạy con cho chúng sợ Chúa. Thế là họ kết hôn với nhau và ký tên trong cuốn sổ.
Làm lễ rồi, hai vị mục sư và thiếu nữ đi ra, để hai cha con ở lại với nhau. Kumalo bảo con:
- Ba mừng rằng con đã có vợ.
- Con cũng mừng, thưa ba.
- Ba sẽ săn sóc con của con, cũng như thể nó là con của ba.
Nhưng khi nhận thấy ý nghĩa lời mình mới thốt, môi ông run run và nếu con ông không cố nén đau khổ để ông hỏi câu dưới đây thì ông đã bật ra tiếng khóc rồi, dù ông đã quyết tâm không khóc. Con ông hỏi:
- Bao giờ ba về Ndotsheni?
- Ngày mai con ạ.
- Mai ư?
- Ừ, ngày mai.
- Ba nói với má rằng con nhớ má nhé.
- Ừ, ba sẽ nói, dĩ nhiên rồi. Ừ, nhất định là ba sẽ lặp lại lời con cho má con nghe. Ừ, dĩ nhiên rồi. - Nhưng ông không nói lớn lên như vậy, mà chỉ khẽ gật đầu.
- Và, thưa ba….
- Cái gì, con…
- Con có một số tiền trong trương mục bưu điện. Gần được bốn bảng, để lo cho đứa cháu. Ba ra phòng giấy họ sẽ giao lại cho. Con đã nói với họ rồi.
- Ừ, ba sẽ ra lấy. Ừ, như con đã nói với họ. Ừ, dĩ nhiên…
- Và, thưa ba…
- Cái gì con?
- Nếu cháu là con trai, xin ba đặt tên cho nó là Peter.
Kumalo nghẹn ngào lặp lại:
- Peter.
- Vâng, con muốn đặt tên nó là Peter.
- Thế con nếu là con gái?
- Không, nếu nó là con gái, con chưa nghĩ đặt tên cho nó. Và, thưa ba…
- Cái gì con?
- Con có một gói để ở Germiston, trong nhà Joseph Bhengu, số nhà 12 đường Maseru. Bán đi lấy tiền cho con trai của con, thì con mừng lắm.
- Ừ, ba hiểu rồi.
- Còn mấy món khác nữa ở nhà Pafuri. Nhưng ngờ rằng nó sẽ bảo là không phải của con.
- Pafuri nào? Chính thằng Pafuri đó ư?
- Thưa ba, chính nó.
- Thôi nên quên những món đó đi.
- Xin tuỳ ý ba.
- Con ạ, còn cái gói ở Germiston đó ba không biết làm sao lấy được, vì ngày mai ba đã về.
- Nếu vậy thì thôi không sao.
Kumalo thấy con ông tuy nói vậy chứ có vẻ buồn. ông bảo:
- Để ba nói với mục sư Msimangu.
- Như vậy hơn ba ạ.
Kumalo có giọng chua chát:
- Còn thằng Pafuri đó, thằng em con chú con nữa. Ba khó mà tha thứ cho chúng được.
Gã thanh niên nhún vai, tỏ vẻ thất vọng:
- Chúng chối, chúng nói dối, ba ạ. Chúng có mặt ở đó, đúng như con nói.
- Nhất định là chúng có mặt ở đó. Nhưng bây giờ chúng không có mặt ở đây.
- Chúng còn ở đây, thưa ba. Chúng còn bị tố cáo về một vụ khác nữa.
- Ba không muốn nói vậy, con. Ba muốn nói rằng chúng không…chúng không…
Nhưng ông không diễn tả được ý nghĩ của mình.
Người con vẫn không hiểu, lặp lại:
- Chúng còn ở đây, trong khám này. Mà con thì phải đi, ba ơi.
- Đi ư?
- Dạ, con phải đi lại…lại…
Kumalo thì thầm:
- Lại Pretoria?
Nghe cái tên rùng rợn đó, gã té quị xuống sàn, phủ phục như những người Ấn Độ khi cầu nguyện, nó gào khóc, rên xiết thê thảm, co quắp người lại. Vì nó sợ chết quá. Ông già thương con đến đứt ruột, quì xuống xoa xoa đầu nó.
- Can đảm lên con.
Nó hét lên:
- Con sợ quá. Con sợ quá.
- Can đảm lên con.
Đứa con ngồi xổm lên, không giấu nỗi tuyệt vọng của mình, mặt mày nhăn nhó, khóc lóc:
- Ôi chao! Ôi chao! Con sợ bị treo cổ quá, con sợ bị treo cổ quá.
Người cha vẫn còn quì, nắm hai bàn tay của con; bàn tay nó không còn chút sinh khí mà cũng bám lấy tay cha, tìm một chút an ủi, một chút vững bụng. Ông xiết chặt tay con hơn nữa, lặp lại:
- Can đảm lên con.
Người coi khám da trắng nghe thấy tiếng la khóc, bước vô bảo, giọng có chút thương hại:
- Ông già, tới lúc ông phải ra rồi.
- Tôi sắp ra đây, thưa ngài, tôi sắp ra đây. Xin cho chúng tôi một chút nữa thôi.
- Một phút thôi thì được.
Người coi khám nói xong, thì bước ra.
- Này, khăn đây con chùi nước mắt đi con.
Người con đỡ lấy chiếc khăn, chùi nước mắt. Nó quì xuống sàn, nín khóc, nhưng mắt lờ đờ ngó ra xa.
- Ba phải đi đây, con. Con ở lại mạnh giỏi nhé. Ba sẽ săn sóc cho vợ và con của con.
- Dạ.
Mặc dầu nó đáp: “ Dạ ”, nhưng nó không còn nghĩ tới vợ, tới con nữa. Cái nơi mà nó đương nghĩ tới không có vợ con gì cả, cái chỗ mà nó lờ đờ nhìn vào, không có hôn nhân, gia đình gì cả.
- Ba phải đi đây, con.
Ông đứng dậy, nhưng con ông ôm lấy đầu gối ông la lên:
- Ba đừng bỏ con ở lại đây, ba đừng bỏ con ở lại.
Rồi nó lại gào khóc rùng rợn, la lớn:
- Không, không, ba đừng đi.
Người da trắng coi khám trở vô, giọng nghiêm nghị:
- Ông già, ông phải đi ra thôi.
Kumalo muốn đi ra, nhưng đứa con ôm cứng đầu gối ông kêu gào khóc lóc. Người coi khám rán gỡ tay nó ra mà không được, gọi một người khác vô tiếp sức. Và hai người lôi thanh niên đó đi. Kumalo tuyệt vọng, nói với con:
- Ở lại mạnh giỏi, con.
Con ông đâu có nghe ông nói nữa.
Thế là hai cha con cách xa nhau.
Rầu rĩ, nát lòng, ông rời con bước ra khỏi cái cửa sắt đục trong tường, nơi đó có mấy người khác đương đợi ông. Thiếu nữ lại gần ông, hơi mỉm cười e lệ thưa:
- Umfundisi.
- Ừ, con.
- Bây giờ con là con của cha rồi.
Ông rán mỉm cười đáp lại:
- Ừ.
Nàng muốn nói thêm về chuyện đó, nhưng nhìn ông thì thấy ông đương nghĩ chuyện khác, nên nàng thôi.


Ở nhà khám về, Kumalo lên cái dốc đưa lại tiệm thợ mộc của em. May mắn làm sao, trong cửa hàng không có ai cà, ngoài người em cổ như cổ bò mộng. Em ông chào ông vẻ hơi ngượng ngùng.
- Tôi lại chào chú đây.
- Vậy là anh về Ndotsheni hả? Anh vắng nhà đã lâu, anh về chắc chị mừng lắm. Bao giờ anh về?
- Về chuyến xe lửa chín giờ sáng mai.
- Vậy cô Gertrude cũng về với anh hả? Và đứa con của cô ấy nữa. Việc anh làm đó tốt đấy, Johannesburg không phải là nơi cho một người đàn bà cô độc ở. Để tôi bảo pha trà.
Ông ta đứng dậy gọi người vợ ở phía sau cửa tiệm, nhưng Kumalo ngăn lại.
- Thôi chú, tôi không khát.
John Kumalo bảo:
- Anh không muốn uống thì thôi. Tôi có thói quen khách tới thì bảo pha trà.
Ông ta ngồi xuống, làm bộ muốn châm một ống điếu bự hình đầu bò mộng, tìm hộp quẹt trong đống báo, mà không nhìn anh. Hai hàm răng cắn ống điếu, ông ta nói tiếp:
- Việc anh làm đó tốt đấy, Johannesburg không phải là nơi cho một người đàn bà cô độc ở. Mà đứa nhỏ về quê ở cũng hơn.
Kumalo bảo:
- Tôi còn dắt về một đứa con gái nữa. Vợ của con tôi, nó đương có mang.
John Kumalo chăm chú nhìn cây quẹt gí vào miệng ống điếu, bảo:
- Tôi có nghe chuyện đó. Anh làm thêm một việc tốt đó nữa.
Thuốc đốt cháy rồi, ông ta thật chăm chú đưa ngón tay cái nén thuốc xuống. Sau cùng, không còn việc gì làm nữa, ông ta mới nhìn anh qua làn khói.
- Nhiều người lại nói bảo tôi: Ông anh của ông làm những việc đó tốt đấy. Vậy, anh về cho tôi gởi lời thăm chị và bà con họ hàng nhé. Sáng sớm ngày mốt anh sẽ tới Pietermaritzburg, và anh sẽ lên chuyến xe lửa đi Donnybrook, và chiều tối hôm đó anh sẽ tới Ndotsheni. Ờ, ờ, cuộc hành trình dài thật.
- Này chú, có một điều chúng ta phải nói với nhau.
- Anh cứ nói.
- Tôi đã suy nghĩ lung về điều đó. Tôi lại đây không phải để trách chú đâu.
John Kumalo như đã chờ sẵn lời đó, vội vàng phản kháng:
- Trách ư? Tại sao anh lại trách tôi? Có xử án, có quan toà mà. Cái đó có tùy thuộc anh hay tôi hay một người nào khác đâu.
Mấy đường gân nổi lên ở cổ bò mộng, nhưng Kumalo nói tiếp ngay:
- Tôi không bảo rằng tôi có thể trách chú. Như chú mới nói, có xử án, có quan toà. Và cũng có một vị Chánh thẩm tiếng tăm, và chú và tôi, chúng ta không nên nói tới ngài. Nhưng còn một điều khác, chúng ta phải nói với nhau.
- Ừ, ừ, tôi hiểu. Điều gì vậy?
- Trước hết tôi muốn lại chào chú trước khi về quê nhà. Nhưng không thể lại chào mà không nói gì cả. Chú đã thấy việc xảy ra cho con tôi đấy chứ. Nó đã bỏ nhà và bị hư hỏng. Cho nên tôi nghĩ nên cho chú hay và cảnh cáo chú: còn con của chú đấy nữa, nó cũng bỏ nhà ra đi đấy.
John Kumalo đáp:
- Tôi cũng đã nghĩ tới điều đó. Khi xong cái chuyện lôi thôi này rồi, tôi sẽ dắt nó về đây.
- Chú đã quyết tâm rồi ư?
- Quyết tâm rồi, tôi hứa chắc với anh như vậy – Ông ta cười vang lên như bò mộng – Không lẽ bao nhiêu việc tốt, tôi để anh làm hết. Tôi sẽ làm thịt một con bê mập.
- Chuyện đó nên nhớ đấy.
- Vâng, vâng, chuyện đó phải chứ. Tôi đâu có coi thường những lời phải đâu, vin cớ rằng…rằng…anh hiểu tôi chứ?
- Và đây còn điều cuối cùng này nữa.
- Anh là anh. Muốn nói gì xin anh cứ nói.
- Hoạt động chính trị của chú. Nó sẽ đưa chú tới đâu?
Những đường gân ở cổ bò mộng lại nổi lên.
- Hoạt động chính trị của tôi là chuyện riêng của tôi, mà anh. Tôi có nói gì về tôn giáo của anh không?
- Chú mới bảo tôi muốn nói gì thì cứ nói.
- Vâng, vâng, tôi có nói vậy. Vâng, vậy anh cứ nói đi, tôi xin nghe.
- Những hoạt động đó đưa chú tới đâu?
- Tôi biết tôi chiến đấu cho cái gì mà. Xin anh thứ lỗi cho – Ông ta cười oang oang - Mục sư Msimangu không có ở đây, nên anh cho phép tôi nói tiếng Anh nhé.
- Tuỳ ý chú.
- Anh đã đọc sử. Anh biết sử dạy chúng ta rằng giới lao động không thể bị áp bức hoài được. Nếu họ biết đoàn kết với nhau thì ai chống nổi họ? Dân chúng của mình càng ngày càng hiểu điều đó. Nếu họ quyết tâm thì không có công việc gì thực hiện nổi ở Nam Phi này.
- Chú muốn nói nếu họ đình công hết?
- Phải, tôi muốn nói vậy.
- Nhưng cuộc đình công mới rồi thất bại đấy thôi.
John Kumalo đứng dậy, thẳng người lên, gầm lên trong họng.
- Anh thấy họ đàn áp chúng ta ra sao không? Họ dùng sức mạnh bắt chúng ta phải trở vô mỏ làm việc như một bọn nô lệ. Chúng ta không có quyền ngưng làm việc ư?
- Chú có căm thù người da trắng không?
John Kumalo nhìn anh, có vẻ nghi ngờ:
- Tôi không căm thù ai hết. Tôi chỉ căm thù sự bất công.
- Nhưng tôi đã nghe được vài điều chú đã nói.
- Những điều gì?
- Tôi nghe rằng có vài điều nguy hại. Tôi nghe nói rằng họ để ý tới chú và tới lúc thì họ sẽ bắt giam chú. Tôi phải cho chú hay điều đó, vì chú là em tôi.
Rõ ràng là cặp mắt John Kumalo lộ vẻ sợ sệt. Con người to lớn đó, có vẻ một em bé bị rầy. Ông ta nói:
- Tôi không biết người ta nói với anh những điều gì?
- Người ta bảo là một vài điều đã nói trong cửa tiệm này.
- Trong cửa tiệm này? Ai mà biết được những điều đã nói trong cửa tiệm này?
Mặc dầu Kumalo đã bao nhiêu lần cầu nguyện Chúa cho mình đủ nghị lực để tha thứ, mà bây giờ ông vẫn muốn làm cho em ông đau khổ.
- Chú biết rõ tất cả những người vô cửa tiệm này không? Biết đâu chẳng có kẻ được sai tới để phản chú?
Con người to lớn như bò mộng đó chùi mồ hôi trên trán. Kumalo biết rằng em mình đương tự hỏi một chuyện như vậy có thể xảy ra được không. Và mặc dầu ông đã cầu nguyện bao nhiêu lần mà ý muốn làm cho em đau khổ vẫn mạnh hơn, mạnh tới nỗi ông muốn nói dối, tự tìm không được, và nói dối.
- Tôi nghe nói có thể người ta đã sai một người tới đây để dò la, phản chú. Một bạn thân của chú.
- Anh nghe nói vậy?
Kumalo xấu hổ, đành phải đáp:
- Tôi nghe nói vậy.
Con người to lớn như bò mộng nói:
- Bạn thân nào kìa? Bạn thân nào kìa?
Kumalo đau xót trong lòng thốt ra:
- Con trai tôi có hai đứa bạn thân như vậy.
Con người to lớn ngó ông:
- Con trai anh?
Rồi bổng hiểu ý nghĩa tất cả của cậu chuyện này, John Kumalo nổi giận đùng đùng, quát lớn:
- Anh cút ngay đi, cút ngay đi.
Ông ta lật đổ chiếc bàn ở trước mặt, sầm sầm tiến lại phía Kumalo, Kumalo phải rút lui ra cửa rồi bước ra đường. Phía sau ông, cánh cửa sập lại đánh rầm một cái, có tiếng chìa khoá kêu “ cách ”, và tiếng chốt cửa bật mạnh vào ổ trong cơn giận dữ của người em.
Ra tới đường, ông lão vừa nhục nhã vừa xấu hổ. Nhục nhã vì người qua đường ngạc nhiên ngó ông; xấu hổ vì ông lại thăm em không phải để làm cái việc đó. Ông định lại nói với em rằng quyền uy làm hư hỏng con người, rằng một con người chiến đấu cho sự công bằng thì bản thân phải trong sạch, thanh liêm, rằng tình thương đó còn lớn hơn là sức mạnh. Nhưng mấy lời đó, ông chẳng nói ra được lời nào cả.
- Xin Thượng Đế thương con với. Xin Chúa Ki tô thương con với.
Ông quay trở lại cửa tiệm, nhưng cửa đã khoá chặt và cài chốt. Ôi, anh em ruột thịt với nhau, mà người nọ đuổi người kia đi.
Thiên hạ ngó ông. Ông đau xót lủi thủi bước đi.



Jarvis nói:
- Tôi mang ơn anh chị nhiều quá.
- Có gì đâu anh. Chúng tôi còn muốn giúp anh chị được nhiều hơn nữa.
John Harrison đã đánh xe lại, mà Jarvis và Harrison còn đứng nói chuyện với nhau một lát nữa.
- Anh cho tôi gởi lời thăm chị, thăm Mary và các cháu nhé. Một ngày nào đó chúng tôi sẽ lên thăm anh chị.
- Vậy thì vui cho chúng tôi lắm, anh Harrison.
Harrison hạ giọng xuống:
- Có việc này tôi muốn nói với anh, về vụ xử án đó. Chết rồi thì không cứu sống lại được nữa, nhưng xử như vậy là công bằng, cực kỳ công bằng. Tôi nghĩ không có cách nào xử khác được. Nếu xử khác thì tôi sẽ có cảm tưởng rằng trên thế giới này không có công lý nữa, tôi chỉ hận rằng hai đứa kia được tha. Ông Chưởng lý đã làm cho vụ đó hoá ra rối ren, đáng lẽ phải bắt mụ Mkize khai ra chứ.
- Vâng tôi cũng nghĩ như anh. Thôi xin chào anh và cảm ơn anh lần nữa.
- Giúp anh tôi vui lắm chứ, có gì đâu mà cảm ơn.
Tới nhà ga, Jarvis đưa cho John Harrison một bao thư, bảo:
- Khi nào xe chạy rồi cháu hãy mở ra.
Đợi xe chạy rồi, John mới mở ra đọc mấy hàng chữ này: “ Để tặng câu lạc bộ của cháu. Cháu nên làm tất cả những việc của Arthur và cháu muốn làm đi. Muốn lấy tên Arthur Jarvis đặt cho hội cũng được, nhưng bác nghĩ điều đó không cần thiết ”.
John lật thư coi tấm chi phiếu đính hậu. Cậu ngước mắt nhìn về phía chiếc xe lửa như muốn chạy đuổi theo nó. Cậu thốt lên:
- Một ngàn bảng! Trời đất thánh thần ơi! Một ngàn bảng!



Nhà bà Lithebe có dạ hội và Msimangu chủ tọa. Buổi dạ hội đó không vui, điều đó ai cũng đoán được. Thức ăn nhiều đấy, nhưng không khí vẫn đượm buồn, Msimangu chủ tọa theo lối châu Âu, đọc diễn từ khen những đức tính quý hóa của vị mục sư, đạo huynh của mình, và khen bà Lithebe săn sóc hết thảy những người ở trọ trong nhà như mẹ săn sóc con. Kumalo cũng nói ít lời nhưng ông lắp bắp, ngập ngừng vì còn bận trí về tội nói dối và cuộc gây gổ của mình ban sáng. Ông cảm ơn lòng tử tế của Msimangu và bà Lithebe. Bà Lithebe không chịu đứng dậy nói, chỉ ngượng nghịu cười cười như một thiếu nữ, lắp bằp rằng ở đời thì phải giúp đỡ lẫn nhau. Những thím đẫy đà, bạn của bà, đỡ lời bà, đọc một diễn từ tràng giang gần như bất tuyệt để ca tụng lòng tốt của hai vị mục sư và bà Lithebe; rồi lại thẳng thắn nhắc nhở Gertrude và thiếu nữ phải sống một đời kiểu mẫu để đền đáp công ơn của ba người đó. Nhân cái đà đó, bà thuyết luôn một hồi, kể những nguy hại của châu thành Johannesburg, mạt sát những tội lỗi của những người ở Sophiatown, Claremont, Alexandra và Pimville, riết rồi Msimangu phải đứng dậy bảo thím ta:
- Thím ạ, sáng mai chúng tôi còn phải dậy sớm, nếu không thì sẽ vui vẻ xin được thím nói suốt đêm nay.
Và thím ta ngồi xuống, tươi cười, hoan hỉ. Rồi Msimangu bảo rằng ông có một tin báo với họ, một tin giữ kín cho tới bây giờ và họ sẽ là những người đầu tiên được biết. Ông sẽ vô một nhà tu kín, không màng thế tục nữa, bỏ hết của cải, và ở Nam Phi ông là người da đen đầu tiên có quyết định như vậy. Mọi người vỗ tay khen ông, cảm ơn Chúa đã dẫn dắt ông, Gertrude thích thú ngồi nghe các diễn từ, trong khi đứa nhỏ nằm ép vào ngực nàng mà ngủ. Thiếu nữ cũng mỉm cười, chăm chú nghe vì từ trước chưa bao giờ được thấy một cuộc hội họp như vậy.
Rồi Msimangu bảo:
- Sáng mai chúng ta còn phải dậy sớm ra ga, vậy chúng ta phải đi nghỉ thôi, bảy giờ sáng xe tắc xi sẽ tới đây rước.
Họ cùng hát một bài thánh ca, rồi cầu nguyện để kết thúc buổi tiệc, và thím đẫy đà ra về sau khi cảm ơn một lần nữa bà Lithebe đã tử tế với tất cả mọi người.
Kumalo tiễn bạn ra tới cửa rào, Msimangu bảo:
- Tôi không màng tới thế tục nữa, đã từ bỏ hết của cải, nhưng tôi để dành một số tiền nhỏ. Tôi không còn cha mẹ để cung dưỡng, và tôi đã xin phép Giáo hội tặng huynh số tiền đó để bù vào tất cả những chi phí của huynh ở Johannesburg, và giúp đỡ huynh trong những nhiệm vụ mới của huynh.
Ông ta đặt cuốn sổ vào tay Kumalo, và Kumalo đoán ngay được là một cuốn sổ trương mục gởi tiền ở Bưu điện. Kumalo đặt bàn tay cầm cuốn sổ lên cửa rào, gục đầu trên bàn tay mà khóc. Msimangu bảo:
- Huynh đừng làm tôi mất vui, vì chưa bao giờ tôi được vui như vầy.
Những lời đó, lại càng cho ông xúc động, ông khóc nức lên, Msimangu lại phải nói:
- Có người tới kìa, nín đi.
Họ nín thinh, đợi người kia đi qua rồi, Kumalo mới nói:
- Trong đời tôi, tôi chưa gặp một ai như huynh.
Msimangu vội nói:
- Tôi vốn là con người nhu nhược, tội lỗi, nhờ Thượng Đế ra tay cứu vớt, chỉ thế thôi. Về việc của cháu, ngài Toàn quyền họp Hội đồng Chính phủ sẽ quyết định có nên ân xá hay không. Khi nào cha Vincent được tin sẽ cho huynh hay liền.
- Và nếu không được ân xá?
Msimangu nghiêm trang:
- Nếu không được ân xá thì tới ngày đó một người trong nhóm chúng tôi sẽ lại Pretoria rồi sẽ cho huynh hay…Khi mọi việc xong cả. Thôi bây giờ tôi phải về, chúng ta còn phải dậy sớm. Nhưng tôi cũng phải nhờ huynh một việc.
- Việc gì tôi cũng xin hết lòng.
- Xin huynh cầu nguyện cho tôi thực hiện được quyết định mới về cuộc đời của tôi.
- Tôi còn sống ngày nào thì ngày ấy tôi sẽ cầu nguyện sáng và tối cho huynh.
- Chúc huynh an giấc.
- Chúc huynh an giấc, Msimangu, người bạn thân nhất của tôi. Cầu xin Thượng Đế luôn luôn phù hộ cho huynh.
- Cũng phù hộ cho huynh nữa.
Kumalo nhìn theo bạn đi xuống con đường quẹo vô hội truyền giáo. Rồi ông trở vô phòng, đốt cây nến, mở cuốn sổ ra coi. Số ký ngân là ba mươi ba bảng, bốn si-ling và năm pen-ni. Ông quỳ sụp xuống, than thở, hối hận rằng mình đã nói dối và gây chuyện với em. Ông muốn lại nhà em tức thì, như thể lương tăm ông thúc đẩy, ban lệnh cho ông vậy, nhưng lúc đó đã khuya quá. Ông định bụng thế nào cũng viết thư cho em. Ông cảm ơn Thượng Đế về lòng tốt của con người và thấy trong lòng phấn khởi lên. Xong ông cầu nguyện cho con ông, sáng mai mọi người đều trở lại quê hương, trừ con ông. Con ông sẽ phải ở lại, người ta sẽ đưa tới khám lớn Pretoria,nhốt nó một mình trong một phòng giam có chấn song sắt; và nếu nó không được ân xá, thì phải ở đó cho tới ngày người ta treo cổ nó. Hỡi ơi! Bàn tay sát nhân kia đã có lần nắm chặt vú mẹ kề cái miệng xinh xinh hau háu vào bú, và đã có lần len lén nắm bàn tay cha khi hai cha con đi ở ngoài trời trong đêm tối. Hỡi ơi! Tên sát nhân sợ chết kia đã có một hồi là một em bé sợ bóng tối.
Khi ông thức dậy thì trời còn mù mù. Ông đốt cây nến, sực nhớ tới lời hứa với bạn, bèn quỳ xuống cầu nguyện cho bạn. Rồi ông lặng lẽ mở cửa, khẽ lay thiếu nữ:
- Dậy đi con.
Nàng vội vàng tung mền ra, ngồi dậy đáp:
- Con sửa soạn xong ngay bây giờ đây.
Thấy nó hấp tấp, ông mỉm cười, bảo:
- Ndotsheni, ngày mai chúng ta sẽ về tới Ndotsheni.
Ông mở cửa phòng Gertrude, đưa cao cây nến lên. Nhưng Gertrude đã đi rồi. Đứa cháu nhỏ còn nằm đó, chiếc áo đỏ, chiếc khăn trắng ở đó, mà Gertrude thì đi rồi.

Kết Thúc (END)

Message reputation : 100% (1 vote)

Sponsored content





Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết